Từ đầu thế kỷ 16 đạo công giáo được du nhập vào đây và ngôi Thánh Đường Phạm Pháo đươc xây dựng vào năm 1908. Vào năm đó Phạm Pháo đã có đội kèn mà người dân gọi là đội kèn Tây, nó được du nhập từ phương Tây. (Nguồn hình: VnExpress)
Ban đầu, những chiếc kèn sản xuất ra chỉ nhằm mục đích phục vụ cho người chơi nhạc trong huyện. Điểm đặc biệt của kèn Phạm Pháo là được làm thủ công. Chỉ những chiếc kèn to thì mới sử dụng đến máy móc. (Nguồn hình: Internet)
Không chỉ sử dụng thành thạo kèn Tây, người làng Phạm Pháo nắm được kỹ thuật sửa kèn, tiến thêm một bước nữa bắt chước làm kèn và dần hình thành nghề làm kèn đồng ở làng quê thuần nông. (Nguồn hình: Internet)
Để tạo ra một chiếc kèn, người thợ phải cẩn trọng từng công đoạn, từng chi tiết nhỏ nhất để âm sắc của kèn chuẩn xác. Trung bình để làm ra mỗi chiếc kèn thường mất khoảng 20 ngày, kèn to thì kéo dài từ 1 đến 2 tháng. (Nguồn hình: Internet)


Trước kia, nguyên liệu làm kèn được lấy chủ yếu từ vỏ đạn, mâm đồng... Ngày nay, nguyên vật liệu làm kèn đã sẵn có nên năng suất làm đã tăng đáng kể, người làm kèn cũng đỡ vất vả hơn. (Nguồn hình: Internet)

Việc sản xuất kèn ở trong nước có giá thành bằng 1/5 kèn nhập từ nước ngoài mà chất lượng thì không hề thua kém. (Nguồn hình: Internet)

Hiếm ở đâu mà nhiều người dân biết thổi kèn đồng như ở làng Phạm Pháo. Theo thống kê sơ bộ, hiện Phạm Pháo có khoảng 1.500 người biết nhạc lý, chừng 1.000 người có thể chơi thành thạo kèn Tây, trong đó có 7 người thuộc thế hệ trẻ đã tốt nghiệp các trường nhạc, góp phần nâng cao trình độ cho các nhạc công. (Nguồn hình: Internet)
Tuy hằng ngày, người Phạm Pháo là những nông dân một nắng hai sương nhưng mỗi khi có lễ, hội thì những người nông dân chân lấm tay bùn ấy lại hóa thân thành những nghệ sĩ kèn Tây và chơi kèn điêu luyện không thua gì những đội kèn chuyên nghiệp. (Nguồn hình: Internet)
Với những điểm nhấn đặc biệt, làng Phạm Pháo (xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) đang trong giai đoạn được Bộ phận Đề cử Kỷ lục Việt Nam thiết lập hồ sơ đề xuất kỷ lục: Làng làm kèn Tây duy nhất ở Việt Nam.
Người đầu tiên đặt nền móng cho nghề làm kèn đồng tại đây là ông Nguyễn Văn Biên vào những năm 1950, khi người dân nơi đây vẫn chỉ biết đến nghề làm nông là chính. Thoạt đầu cũng chỉ có khoảng mươi gia đình trong làng theo nghề làm kèn, nhưng hơn chục năm trở lại đây, khi phong trào thổi kèn ở Nam Định cũng như các tỉnh lân cận phát triển mạnh, có đến 70% các hộ trong làng đã theo nghề làm kèn, hình thành làng nghề làm kèn Tây duy nhất ở Nam Định. |