Căn cứ vào đề cử kỷ lục thế giới từ Viện Kỷ lục châu Á (Asia Records Institute – ASRI) và quyết định số WK/USA.INDIA/555/2020/No.11 , Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) chính thức công bố núi Everest là “Ngọn núi cao nhất Thế giới”.
Everest là đỉnh núi cao nhất và nổi tiếng thế giới. Năm 2007, nơi này có độ cao 8.848 mét so với mực nước biển. Do vận động kiến tạo địa chất, đỉnh núi này vẫn cao thêm 2,5 cm mỗi năm. Người Nepal gọi đỉnh núi này là Sagarmatha, nghĩa là “Trán trời”. Còn người Tây Tạng gọi đó là Chomolangma tức “Thánh mẫu vũ trụ”.
Núi Everest là nơi có môi trường khắc nghiệt nhất hành tinh. Nhiệt độ trung bình trên núi là -19 độ C vào mùa hè và -36 độ C vào mùa đông. Được xem là nóc nhà thế giới, mức oxy trên đỉnh Everest rất thấp, nhiệt độ cực lạnh, thời tiết không thể đoán trước và vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, rất nhiều nhà thám hiểm đến từ khắp các quốc gia trên thế giới đều ôm giấc mộng chinh phục đỉnh Everest.
Vào lúc 11 giờ 30 phút sáng ngày 29-5-1953, Edmund Hillary và Tenzing Norgay chính thức trở thành những người đầu tiên đặt chân lên đỉnh Everest. Cuối năm 1953, Edmund Hillary được Nữ hoàng Elizabeth II phong tước hiệp sĩ, còn Tenzing Norgay được trao tặng huy chương.
.jpg)
Sau khi Hillary và Norgay chinh phục nóc nhà thế giới, nhiều cuộc thám hiểm chinh phục đỉnh Everest đã được tiến hành. Năm 1963, James Whittaker trở thành người Mỹ đầu tiên đặt chân lên đỉnh Everest. Năm 1975, bà Tabei Junko (Nhật Bản) trở thành người phụ nữ đầu tiên chinh phục nóc nhà thế giới.