Đền Đá là tên gọi bây giờ, chứ trước đây, tên của đền là Đình Đá. Đình thuộc thôn Nam Hà, xã Tân Thịnh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử khi chạm chân đến đây đã phải ngỡ ngàng trước một ngôi đình làng bề thế lẫn công phu đến vậy. (Nguồn hình: Báo Nam Định)
Được biết, Đình Đá được tôn tạo cách đây gần 70 năm, hoàn toàn bằng đá mà vẫn giữ được kiến trúc của đình cổ. Tất cả phần cột bái đường được đặt trên trụ quả bồng. Tám cột đá ấy là 8 bức phù điêu chạm nổi những con rồng đang thế bay lên giữa những đám mây mềm mại. (Nguồn hình: Internet)
Theo các chuyên gia, rồng ở Đình Đá được chạm nổi với thân hình mập mạp, bờm và móng sắc cùng đuôi mềm mại hài hòa với hoa lá và mây tản, mang phong cách thời Hậu Lê (thế kỷ XVII - XVIII). (Nguồn hình: Internet)

Danh nho triều Lê là Nguyễn Cung có bài “Cảm hoài” nói về mảnh đất Kim Âu và công lao to lớn của 3 anh em họ Vũ, rằng: “Quyết trừ giặc Thục công danh vẹn/Thề giúp vua Hùng kế sách hay”. (Nguồn hình: Internet)
Đình Đá được công nhận là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia từ năm 1992. Theo chính quyền địa phương, đây là một di tích quan trọng thu hút nhiều du khách cũng như các nhà nghiên cứu về tham quan. (Nguồn hình: Internet)