Jeita Grotto là một hệ thống hai hang động đá vôi phong hóa riêng lẻ liên kết nhau, có tổng chiều dài gần 9 km.
Hai hang động này tọa lạc tại thung lũng Nahr al-Kalb nằm trong vùng Jeita, cách 18 km về phía bắc của thủ đô Beirut của Lebanon. Mặc dù hang động được cho là đã tìm thấy dấu tích có người sinh sống vào thời tiền sử, nhưng những dấu tích về phần hang động dưới vẫn chưa được khám phá hết. Mãi cho đến năm 1836 mới xuất hiện ông Reverend William Thomson với những công trình khám phá của ông.
Tuy nhiên, việc khám phá hang động bên dưới này chỉ có thể dùng phương tiện tàu thuyền do hang động kết nối với một con sông ngầm – đây là con sông cung cấp nguồn nước ngọt sinh hoạt cho hơn một triệu người dân nước Lebanon.
Vào năm 1958, các nhà khoa học người Lebanon phát hiện ra rằng phần đất phía trên cách hang động dưới 60 m có một đường hầm cùng vô số các lối đi. Đường hầm và các lối đi này được cho là an toàn hơn trong việc tham quan nghiên cứu hang động Jeita Grotto mà không gây tác động đến quang cảnh thiên nhiên nơi đây.
Ngoài ra, các đường hầm trong hang động nơi đây còn là hang có thạch nhũ lớn nhất thế giới, bao gồm một chuỗi các hầm liên kết với nhau, trong đó hầm lớn nhất có độ cao lên đến 12 m.
Ngoài việc là một biểu tượng quốc gia của Lebanon và là một địa điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng, hang động Jeita Grotto còn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, xã hội và văn hóa của Lebanon. Thêm vào đó, Jeita Grotto còn lọt trong top 14 chung cuộc danh sách 7 Kỳ Quan Thiên Nhiên Mới.
Theo Liên minh Kỷ lục Thế Giới (Worldkings.org)
Do ASRI đề cử