[Vietmaster - Đề xuất Kỷ lục - P.12] Chợ Đà Lạt: Chợ lầu đầu tiên của Việt Nam.

09-06-2019

(Kỷ lục - VietKings) Chợ Đà Lạt khánh thành năm 1960, là một trong những chợ lầu đầu tiên ở Việt Nam có lịch sử lâu đời và được lưu trữ trong tài liệu Việt Nam. Kể từ thời điểm đó cho đến nay, chợ đã được coi là 'trái tim của thành phố Đà Lạt.

Ở cao nguyên Lâm Viên, chợ Đà Lạt là một trong những trung tâm mua sắm lớn nhất của thành phố Hoa, nằm trên con đường Nguyễn Thị Minh Khai, chợ Đà Lạt tự hào với tên gọi “con tim của thành phố Đà Lạt”. 

Kết quả hình ảnh cho chợ đà lạt chợ lầu đầu tiên

Chợ Đà Lạt nằm trọn vẹn trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, cách Hồ Xuân Hương 5 phút đi bộ, cách chợ Âm Phủ chưa đầy một phút đi bộ. Không chỉ là nơi giao thương, khu chợ còn là biểu tượng du lịch của thành phố cao nguyên. (Nguồn hình: Internet)

Hình ảnh chợ cây Đà Lạt ngày xưa

Chợ Đà Lạt không rõ có từ lúc nào, chỉ biết rằng cho đến khi Hébrard hoàn thành đồ án quy hoạch thị xã Đà Lạt vào năm 1923 thì người ta cũng được biết đến một ngôi chợ ở vị trí ấp Ánh Sáng ngày nay. (Nguồn hình: Internet)

Chợ Đà Lạt được xây dựng từ năm 1929, ban đầu chợ được xây dựng bằng cây mái lợp tôn nên người dân gọi chợ này là "Chợ Cây". Đến năm 1937 một trân hỏa hoạn lớn đã thiêu chụi ngôi chợ cho nên Công ty SIDEC xây dựng lại bằng gạch thay thế cho "Chợ Cây". (Nguồn hình: Internet) 

Vào năm 1954 do người dân đổ về đây sống nhiều nên dân số tăng vọt khiến cho ngôi chợ bị quá tải và rác thải quá nhiều nên thị trưởng Trần Văn Phước đã ra quyết định cho xây dựng một ngôi chợ mới được thiết kế bởi kiến trúc sư Nguyễn Duy Đức và nhà thầu là Nguyễn Linh Chiếu. (Nguồn hình: Internet)

Chợ Đà Lạt bình dị, vắng khách du lịch qua loạt ảnh phim xưa cũ

Chợ Đà Lạt chính thức được khởi công xây dựng vào năm 1958, có 3 tầng và là một trong những chợ lầu đầu tiên ở Việt Nam. (Nguồn ảnh: Wilbur E. Garrett.)

Chợ Đà Lạt bình dị, vắng khách du lịch qua loạt ảnh phim xưa cũ

Đến năm 1993 kiến trúc sư Ngô Viết Thụ ở Pháp về có đã có tham gia chỉnh trang ngôi chợ lại với thiết kế cầu nổi nối liền khu Hòa Bình với Khu chợ Đà Lạt và các hệ thống đường xá nhà cửa xung quanh. Cùng lúc này khu chợ cũ và rạp hát 3 tháng 4 cũng được đập bỏ để xây dựng thành rạp hát Hòa Bình hiện nay. (Nguồn hình: Internet)

Chợ Đà Lạt bình dị, vắng khách du lịch qua loạt ảnh phim xưa cũ

Trải qua thời gian với bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, chợ Đà Lạt giờ đây đã nhộn nhịp và khang trang hơn với hàng nghìn gian hàng bày bán đa dạng, phong phú. Dù là nơi ồn ào tấp nập, khu chợ ở Đà Lạt vẫn toát lên nét gọn gàng, duyên dáng và nên thơ đến lạ. Không phải những cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt, mà chính nhịp sống bình dị của những người dân là chất liệu làm nên nét thơ rất riêng cho Đà Lạt qua hàng thế kỷ. (Nguồn hình: Internet)

Ghé thăm chợ Đà Lạt, trong cái ồn áo náo nhiệt ở từng góc chợ, trong những lo toan tấp nập của người mua lẫn kẻ bán tồn tại một nét đẹp không lời nhuộm màu của lịch sử lẫn cuộc sống đời thường cao quý mà không phải ai cũng nhận biết. Có thể vì thế mà chợ Đà Lạt có một sức lôi cuốn, hấp dẫn một cách đặc biệt không chỉ đối với người dân địa phương mà cả du khách trong và ngoài nước khi đến vùng đất cao nguyên Lang Biang. (Nguồn hình: Internet)

Với những điểm nhấn đặc biệt, Chợ Đà Lạt đang trong giai đoạn được Bộ phận Đề cử Kỷ lục Việt Nam thiết lập hồ sơ đề xuất kỷ lục: Chợ lầu đầu tiên của Việt Nam.


Theo H.N - Bộ phận Đề cử Kỷ lục Việt Nam (Tổng hợp thông tin)