Làng hoa Hà Đông (phường 8, Đà Lạt) nằm về phía Tây Bắc, cách trung tâm thành phố khoảng 2km. Ra đời cách đây gần thế kỷ, ngôi làng nay trồng hơn 50 ha hoa, mỗi năm cung cấp trên 70 triệu cành cho khắp cả nước. (Nguồn hình: internet)
Vào những năm 30, nơi đây còn là khu rừng hoang vắng, cây cối rậm rạp, những người đi đầu lập ấp dựng 3 lán trại gần suối nước dọc đường Nguyễn Công Trứ và Xô Viết Nghệ Tĩnh (ngày nay) để sống tập thể, người làng nào sống với làng đó. (Nguồn hình: internet)
Dân làng hoa kể lại rằng, những hộ gia đình từ 6 làng hoa quanh Hồ Tây (thuộc ngoại ô Hà Nội ngày xưa) như Quảng Bá, Nghi Tàm... di cư vào Đà Lạt lập nghiệp. Họ nhanh chóng khai khẩn đất hoang để trồng rau và hoa, phục vụ cho người Pháp. Nơi đây có đất đai trù phú, địa hình ít dốc, khí hậu mát mẻ nên người dân ở lại lập làng hoa lấy tên là Hà Đông. (Nguồn hình: internet)
Trải qua 81 năm hình thành và phát triển, đến nay làng hoa Hà Đông trở thành vùng sản xuất hoa tập trung với 230/450 hộ canh tác hoa, trên diện tích hơn 30 ha (mỗi ha thu nhập bình quân trên 2 tỉ đồng/năm) tạo thu nhập ổn định, nâng cao đời sống người trồng hoa. (Nguồn hình: internet)
Nhiều nam qua, làng hoa cũng góp phần tạo nên thương hiệu thành phố Festival hoa Đà Lạt, trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút hàng nghìn lượt khách ghé thăm và tìm hiểu về quy trình trồng hoa sạch. (Nguồn hình: internet)
Hiện nay làng hoa Hà Đông chủ yếu trồng hoa theo hướng hữu cơ. Khi hoa mắc bệnh, nông dân chỉ lựa chọn thuốc vi sinh không gây hại đến sức khỏe con người. Thương hiệu hoa Hà Đông nổi tiếng không cần trông chờ vào vụ Tết mà tỏa đi khắp cả nước quanh năm, tiêu thụ mạnh nhất ở TP HCM và các tỉnh phía Nam. (Nguồn hình: internet)
Với những điểm nhấn đặc biệt, làng hoa Hà Đông đang được Bộ phận Đề cử Kỷ lục Việt Nam đề xuất kỷ lục: Làng hoa lâu đời nhất Việt Nam.
Trong cuốn địa chí Đà Lạt, và các công trình khảo cứu khoa học - xã hội nhân văn viết ấp Hà Đông được hình hành theo sáng kiến của Tổng đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu; quản đạo Đà Lạt Trần Văn Lý và thương tá Canh nông Hà Đông Lê Văn Định để khai hoang để trồng rau, hoa, cung cấp thực phẩm tươi sống cho người Pháp, du khách và cư dân Đà Lạt. Người đầu tiên trồng hoa thương phẩm ở Đà Lạt cụ Ngô Văn Ngôn. Năm 1938, cụ cất công mang 2.000 củ hoa lay ơn từ Hà Nội vào Hà Đông trồng thành vườn hoa đầu tiên ở Đà Lạt. Tiếp đó là hoa thược dược, violet… Hoa bán cho các gia đình công chức Pháp rất được giá. Từ đó, nhiều gia đình khác tiếp tục mang theo nhiều giống hoa cúc, huệ vào trồng... |