Tất cả đều bắt đầu với một thông điệp. Họ muốn thu hút sự chú ý đến một vấn đề nghiêm trọng đối với hành tinh và cuộc sống của chúng ta. Thế giới bắt đầu nhận thức rằng chai nước và túi nhựa không tốt cho môi trường, nhưng rất ít người nói về sự tàn phá mà thói quen thời trang của chúng ta đang gây ra cho Mẹ Thiên nhiên.
Năm 2009, nhà máy may Tak Fak ở Campuchia đóng cửa do phá sản. Theo các báo cáo địa phương, khoảng 130 nhà máy may mặc của Campuchia đã đóng cửa trong năm đó, khiến hơn 30.000 công nhân bị cho thôi việc và thêm 30.000 công nhân tạm thời mất việc làm. Đó chưa phải là tất cả. Nhà máy Tak Fak đóng cửa để lại hàng nghìn túi quần áo dở dang bên trong nhà máy. Trong gần một thập kỷ, quần áo chỉ nằm ở đó. Cho đến tháng 10 năm 2017 khi những người thực hiện dự án bước vào lần đầu tiên.
Dự án Worship Your Clothes sử dụng hàng đống quần áo dở dang bị bỏ lại sau khi nhà máy đóng cửa và biến chúng thành ba tác phẩm nghệ thuật khổng lồ.
Để làm được điều này, một nhóm các chuyên gia bền vững đến từ Singapore, do Laura François của Fashion Revolution Singapore đứng đầu, đã hợp tác với nhiếp ảnh gia Benjamin Von Wong để hiện thực hóa dự án. Laura hy vọng kết quả có thể thu hút sự chú ý về nguồn gốc của quần áo của chúng ta.
Với sự trợ giúp của Facebook, Instagram và Telegram, họ đã tiếp cận với cộng đồng địa phương và mời họ tham gia cùng. Một số tình nguyện viên đến từ Indonesia, Malaysia và Singapore để giúp đỡ.
Họ đã tạo ra sự sống cho 2.500kg quần áo (số lượng trung bình bạn có thể mặc trong suốt cuộc đời) để tạo ra 3 cấu trúc tôn vinh hành tinh của chúng ta.
Sự thật là có đủ vải để họ tạo ra hàng trăm cấu trúc nghệ thuật. Hàng ngàn thùng quần áo đã bị bỏ hoang trong một thập kỷ, và mặc dù giải cứu tất cả vải là nhiệm vụ của họ, nhưng họ cảm thấy bắt đầu với dự án nghệ thuật này là một điều tuyệt vời để nâng cao nhận thức về tác hại của thói quen sử dụng thời trang của chúng ta lên Trái Đất.
Theo Tổ chức Kỷ lục Đông Dương (IndochinaKings.org)