Năm 802 vua Jayavarman II thành lập vương quốc, sau đó ông cho xây dựng kinh thành Hariharalaya. Công trình khởi đầu cho cụm công trình kiến trúc Angkor này chính là các kiểu công trình đền núi, để thờ thần Shiva có tên là Sri Indesvara là sự kết tinh của Hindu giáo. Những hình tượng thần Shiva được khắc trên các bức tường thành rất ấn tượng và độc đáo.
Đền Bakong chỉ được duy trì một vài năm. Đến thế kỷ thứ IX, vua Indravarman là con trai thừa kế của vua Yasovarman chuyển kinh đô từ Hariharalaya đền khu vực phía bắc của Siem Reap và hiện nay chính là Angkor Thom. Tại đây tạo lập nên thành phố mới là Yasodharapura và kinh đô mới có tên là Bakheng.
Đền Bakong cũng là ngôi đền lớn nhất của Siem Reap, là điểm tham quan khá quan trọng ở Campuchia. Đến địa điểm này trong các tour du lịch Campuchia, du khách sẽ được ngắm nhìn ngôi đền với nét kỳ vỹ, kiến trúc thật độc đáo và vẻ đẹp trầm mặc phủ màu cổ kính.
Ngôi đền xây trên nền đá cao ráo và chia ra thành nhiều khu vực. Mỗi khu vực có cửa hướng về một hướng nhất định và quy định trang trí, lưu trữ những cổ vật khác nhau. Đến từng không gian, từng khu vực, du khách đều cảm nhận được bao công sức đã bỏ ra để xây dựng nên một công trình để đời như ngày hôm nay. Cái mà tất cả chúng ta có thể nhìn thấy là sự vững chắc của những bức tường đá, sự tỉ mĩ kì công của những bức tượng những hình hài điêu khắc tinh xảo, đẹp mắt và đậm dấu ấn riêng của kiến trúc Campuchia.
Đền Bakong được bao bọc bởi một bức tường thành bằng đá voi có chiều dài khoảng 900 mét, chiều rộng khoảng 700 mét. Nó cũng giống như Angkor Wat, cũng có một con hào bao bọc xung quanh để bảo vệ đền khi có chiến tranh, mục đích là dễ phòng thủ. Ngôi đền nằm ở ngay trung tâm, xung quanh có 8 ngôi tháp bao quanh có độ cao 14 mét nhưng hiện này thì chỉ còn 5 ngôi tháp, 3 ngôi tháp kia bị phá hủy do nguyên nhân chưa xác định.
Ngôi đền trung tâm có 5 tầng, tầng thứ 5 có một ngôi tháp, ngôi tháp này là ngôi tháp cao nhất, ở độ cao 15 mét, xung quanh ngôi tháp này có 12 ngôi tháp nhỏ xung quanh. Để lên được tòa tháp cao nhất này, du khách phải vượt qua những khối đá đổ vỡ ngoài đền, những bức tượng vật đổ xô và leo lên nhiều bậc thang cao.
Ngoài ra, ở Đền Bakong còn có những công trình xây dựng xen kẽ khác. Hình tượng sư tử, voi thần được tạc trang trí trong đền như để trấn giữ. Tháp dưới cùng được trấn giữ bởi những hình voi chạm khắc trong khi sư tử trấn ở các cấp độ cao hơn của tháp.
Hiện nay, ngôi đền này chỉ giữ được nền móng và phần đền chính ở trên cao, phần còn lại xung quanh bên dưới đa phần đã bị phá hủy và đỗ vỡ. Với lịch sử lâu đời, từng khối đá phủ rêu xanh, đen u tối tạo cho ngôi đền Bakong vẻ đẹp hoang sơ, huyền bí.
Theo Tổ chức Kỷ lục Đông Dương (IndochinaKings.org)