Người Việt đầu tiên làm tranh từ dây đồng: đẹp từng milimet, chỉ truyền nghề cho người khuyết tật

26-12-2018

Từ niềm đam mê với những sợi dây đồng vô tri, sau 13 năm, chị Phương đã sở hữu một cơ ngơi nho nhỏ. Trong đó có 1 lớp học truyền nghề cho khoảng 10 học viên khuyết tật.

Nguồn:VTC Now

 

Nghệ thuật là sự sáng tạo vô cùng của con người, lĩnh vực hội họa cũng vậy. Không tốn màu hay mực vẽ, những bức tranh được làm từ những sợi dây đồng vô tri nhiều màu sắc đang được chú ý bởi sự lạ lẫm và đẹp mắt của mình.

Một bức tranh được quấn thủ công bằng hàng ngàn sợi dây đồng...

Một bức tranh được quấn thủ công bằng hàng ngàn sợi dây đồng...

Đây là những trang sức, vật trang trí đẹp mắt cũng làm từ dây đồng.

Đây là những trang sức, vật trang trí đẹp mắt cũng làm từ dây đồng.

Mỗi trang sức như thế này nếu bán lẻ ở Việt Nam sẽ có giá khoảng từ 700.000 đến 1.300.000 tiền Việt.

Mỗi trang sức như thế này nếu bán lẻ ở Việt Nam sẽ có giá khoảng từ 700.000 đến 1.300.000 tiền Việt.

Ở Việt Nam, nhắc đến dòng tranh dây đồng là nhắc đến chị Nguyễn Nhật Minh Phương (tên thường gọi là Uma, 32 tuổi, TP.HCM) - người Việt Nam đầu tiên đưa dây đồng lên tranh vẽ. Sau 13 năm theo đuổi đam mê với những sợi dây đồng, hiện tại chị đang sở hữu một cơ ngơi nho nhỏ với những sản phẩm đẹp mắt được xuất khẩu đều đặn sang nước ngoài. Cùng với đó là lớp học truyền nghề cho hơn 10 học viên khuyết tật.

Tháo cả vòng tay vàng ra ngồi nghịch

Năm 19 tuổi, khi tình cờ xem một người bạn quấn dây kẽm, chị Phương hiếu kỳ nên cũng mày mò ngồi làm thử. Cứ nghĩ trò này chẳng có gì thú vị nhưng việc ngồi quấn quên cả giờ cơm tối khiến chị Phương bất giác nhận ra sức hấp dẫn đến từ chất liệu này.

'Sau hôm đó, mình nằng nặc nhờ người bạn chỉ chỗ mua những lõi dây này. Từ ngày có nguyên liệu, mình bắt đầu dành hết thời giản rảnh rỗi cho nó. Cứ miệt mài ngồi quấn, quấn theo sự suy nghĩ và tư duy trong đầu, cho đến lúc hoàn thiện sản phẩm' - chị Phương nhớ lại. 

Chị Phương có thể ngồi cả ngày để quấn dây đồng không biết chán.

Chị Phương có thể ngồi cả ngày để quấn dây đồng không biết chán.

Thời gian đầu, sản phẩm làm ra khá đơn giản, chủ yếu là những trang sức thường ngày như nhẫn, vòng tay, dây đeo cổ… với cách quấn đan xen, mỗi lần xâu chuỗi khoảng 2-3 sợi dây đồng. Vừa đam mê, vừa có chút năng khiếu nên chị Phương chỉ mất khoảng 1 đến 2 tiếng để tạo ra một sản phẩm ưng ý. Sau đó, chị còn chuyển sang quấn cả dây đồng.

Có lần chán dây đồng, chị tháo luôn vòng tay bằng vàng được người thân gửi từ ngoài về để làm ra nhiều sản phẩm nhỏ hơn như bông tai, lắc tay,… 'Đến bây giờ, mẹ mình vẫn không biết vòng tay ấy đã đi đâu' - chị cười sảng khoái.

Những dụng cụ để làm ra những sản phẩm trang sức và tranh dây đồng đẹp mắt.

Những dụng cụ để làm ra những sản phẩm trang sức và tranh dây đồng đẹp mắt.
 

Điều đáng nói, những sản phẩm này đều do chị tự thiết kế mà không vẽ ra giấy, đầu nghĩ đến đâu, tay làm đến đó. Đang làm mẫu này lại nghĩ đến mẫu khác, bởi thế, từ ngày có cuộn dây đồng, chị ít đi chơi hẳn, học xong về phòng đóng cửa ngồi nghiên cứu cách quấn.

'Có đêm đang ngủ, trong mơ nghĩ ra được mẫu mới là mình ngồi bật dậy, vẽ ngay ra giấy vì sợ quên, có hôm nghĩ được đến 2-3 kiểu. Đặc biệt, những mẫu này không thể copy lại lần thứ 2, vì sự sáng tạo và tập trung chỉ đến một lần' - chị Phương chia sẻ.

 

Tất cả công đoạn đều thực hiện bằng tay, không máy móc.

Tất cả công đoạn đều thực hiện bằng tay, không máy móc.

Hàng đắt như tôm tươi

Những sản phẩm đầu tay của chị Phương chỉ dành để tặng bạn bè, người thân. Khi mang đến lớp thì có khá nhiều người khen đẹp, lạ mắt, thậm chí đặt hàng. Cũng từ ngày đó, chị nghĩ đến việc kiếm tiền từ chính đam mê của mình.

'Mỗi cái bán ra khoảng 20-30 ngàn, sau này đầu tư hơn về kiểu dáng, cách cuốn thì tăng giá lên. Tối thứ 7, chủ nhật gom hết mẫu đã làm rồi xách rổ ra công viên bán cho khách' - chị nhớ lại.

Ngày đó, chị làm gì biết cách bán hàng, cũng chẳng tự tin vào ngoại hình hay khả năng thuyết phục của mình nên phải thuê một bạn nữ xinh xắn đi cùng. Nhờ sản phẩm đẹp, độc và gái xinh mời chào mà hàng chị bán ra đắt như tôm tươi. Thu nhập 2 ngày cuối tuần từ việc bán hàng rong lên đến tiền triệu là chuyện bình thường.

 

Những sản phẩm đầu tay của chị Phương được nhiều người chú ý. Hàng bán đắt như tôm tươi.

Những sản phẩm đầu tay của chị Phương được nhiều người chú ý. Hàng bán đắt như tôm tươi.

Tự tin vào sản phẩm của mình nên những lần sau đó, chị hạ quyết tâm tự thân thuyết phục những khách hàng. Chị kể: 'Ở công viên có một bạn khó tính, chỉ cần nhìn thấy mình là xua tay đuổi đi. Ban đầu tự ái, nên mình không mời thêm. Sau này chai mặt, ôm rổ hàng chạy đến rồi bảo 'Ông gọi tui hả?', bạn kia bật lại 'Tui đuổi bà đi chứ gọi bà lại hồi nào?'.

Lúc đó mình nói 'chưa biết tui bán gì sao đuổi đi. Đây nhìn đi, đây là những sản phẩm độc nhất vô nhị, đảm bảo không thể tìm ra cái thứ 2'. Bạn này nhìn qua một lúc rồi rút tiền mua hết số hàng mình có. Bạn gái của bạn ấy sau đó cũng nhập hàng bên mình về bán'.

Mỗi ngày, chị có thể cuốn hết cả chục lõi đồng, đến nay đã 19 năm nhưng đôi bàn tay chị vẫn khá mềm mại.

Mỗi ngày, chị có thể cuốn hết cả chục lõi đồng, đến nay đã 19 năm nhưng đôi bàn tay chị vẫn khá mềm mại.

Ngày tốt nghiệp loại Giỏi chuyên ngành Sư phạm, chị cũng theo nghề được hơn 1 năm. Vì lý do cá nhân mà chị quyết định gap year 2 năm. Đây cũng là bước ngoặt trong cuộc đời chị khi dành toàn tâm toàn ý cho việc ngồi quấn những sợi dây đồng vô tri.

Có nhiều thời gian nên chị Phương liên tục cho ra lò nhiều mẫu trang sức mới, đẹp mắt. Chị nói chị chẳng được học về hội họa, phối màu. Cứ đặt sợi này cạnh sợi kia và tự thân thấy hài hòa là được.

Tiếng lành đồn xa, khách hàng cứ thế đặt hàng nườm nượp, có cả nguồn khách từ nước ngoài như Mỹ, Nhật, Philipines, New Zealand. Không tiết lộ con số thu nhập mỗi tháng, chỉ biết lượng hàng chị làm ra liên tục nhưng không đủ bán.

Những bức tranh dây đồng ra đời bằng cách may các chi tiết nhỏ lại với nhau.

Những bức tranh dây đồng ra đời bằng cách may các chi tiết nhỏ lại với nhau.

Nghề của người khuyết tật

Ngoài đam mê với những sợi dây đồng, chị Phương còn dành nhiều thời gian để làm từ thiện. Chị nói, khi còn là thành viên của CLB, chị chưa bỏ qua bất kỳ hoạt động nào. Đến nỗi, CLB không còn chương trình để đi, chị tự đứng ra khởi xướng và kêu gọi quyên góp tiền bạc, vật chất. Đối tượng chị hướng đến là những trẻ em khuyết tật.

Chị Phương tâm sự: 'Những mảnh đời bất hạnh, những đứa trẻ tật nguyền cứ thế ám ảnh mình. Mình nghĩ không thể nào giúp đỡ họ theo cách quà cáp mãi được. Phải làm cái gì đó thiết thực hơn. Vào thời điểm đó, mình chỉ nghĩ được thế, nên cứ trăn trở mãi…'.

Chị Phương tận tình hướng dẫn cho cô học trò nhỏ của mình theo cách tự nhiên và thoải mái nhất.

Chị Phương tận tình hướng dẫn cho cô học trò nhỏ của mình theo cách tự nhiên và thoải mái nhất.

Cô bé này bị câm và điếc, mọi sự hướng dẫn đều qua ngôn ngữ cơ thể.

Cô bé này bị câm và điếc, mọi sự hướng dẫn đều qua ngôn ngữ cơ thể.

Chị Phương hạnh phúc với những gì mình đang làm.

Chị Phương hạnh phúc với những gì mình đang làm.
 

Lần đó, chị nghĩ ra ý tưởng làm một bức tranh Phật bằng dây đồng để gây quỹ từ thiện. Trên nền một trang giấy có kích thước khoảng 80x110cm, chị tỉ mỉ ngồi quấn từng chi tiết, riêng mặt Phật, chị phải mất hơn một tháng vừa nghiên cứu vừa hoàn thiện sao cho có hồn nhất.

'Có những mối quấn bị lỗi, phải gỡ ra làm lại, mỗi lần gỡ là phải tháo nguyên 2 lớp dây kẽm, sau đó ngồi mân mê quấn lại. Mẹ của mình khi đó cứ bảo không phải làm nữa, vất vả quá mà. Nhưng mình vẫn cố. Làm xong các chi tiết thì lấy chỉ nối lại, bức tranh nhìn xa thì ổn nhưng nhìn gần thì các mối nối lồ lộ, không đẹp mắt' - chị kể.

Dù thế, bức tranh Phật ấy vẫn có người trả đến ngàn đô. Chị hạnh phúc vô cùng. Mọi nỗ lực đều được đền đáp, bản thân chị cũng có chút tự hào khi bản thân không bỏ cuộc. Sau lần đấu giá đó, chị thu về khá nhiều khách hàng tiềm năng. 

 

Bức tranh Phật được quấn bằng hàng ngàn sợi dây đồng, một cách tỉ mỉ và có hồn nhất.

Bức tranh Phật được quấn bằng hàng ngàn sợi dây đồng, một cách tỉ mỉ và có hồn nhất.
 

Với những bức tranh lớn và giao cho học viên làm, chị Phương phải vẽ chi tiết ra giấy. Tất nhiên, chị chẳng được đào tạo qua lớp hội họa nào cả.

Với những bức tranh lớn và giao cho học viên làm, chị Phương phải vẽ chi tiết ra giấy. Tất nhiên, chị chẳng được đào tạo qua lớp hội họa nào cả.
 

Sau lần đó, chị nghiên cứu nhiều hơn về dòng tranh dây đồng, nhiều vị khách là doanh nhân cũng đặt hàng chị những bức Phật pháp. Họ khen, nhìn mặt Phật chị làm thấy sao an yên đến lạ. Chị cười, kể lại rằng những bức tranh đầu tiên không do chị định giá, 'khách trả bằng ngàn đô, mình ưng bụng thì bán thôi'.

Nhận thấy việc tạo ra những sản phẩm đẹp mắt từ dây đồng có thể trở thành một nghề có tiềm năng phát triển trong tương lai, chị Phương nghĩ đến việc truyền nghề. Dù trước đó có người trả chị 1 tỷ để bán nghề nhưng chị không đồng ý. Chị nhớ lại trăn trở của mình trước đây và quyết định mở công ty dạy nghề cho người khuyết tật.

 

Không gian thân thiện của dạy nghề tranh dây đồng cho người khuyết tật.

Không gian thân thiện của dạy nghề tranh dây đồng cho người khuyết tật.

Một học viên tập trung làm chi tiết lá sen.

Một học viên tập trung làm chi tiết lá sen.

Học viên ở nhiều độ tuổi khác nhau.

Học viên ở nhiều độ tuổi khác nhau.

Các bức tranh lớn được tạo nên bởi những chi tiết nho nhỏ như thế này.

Các bức tranh lớn được tạo nên bởi những chi tiết nho nhỏ như thế này.

Cô giáo Phương tận tình hướng dẫn cho các bạn học viên.

Cô giáo Phương tận tình hướng dẫn cho các bạn học viên.

Hiện tại, công ty của chị đã đi vào hoạt động hơn 1 năm, với 10 nhân viên ở nhiều độ tuổi khác nhau. Trong số này có những người bị câm, điếc và những người bị khuyết tật ở chân. Để có thể trò chuyện với nhân viên của mình, chị Phương chủ động học thêm ngôn ngữ cơ thể.

Trong gian phòng nhỏ kê vài chiếc bàn vuông vức, phía sau trưng bày những thành phẩm đẹp mặt, cô và trò rộn rang trao đổi kỹ thuật quấn, lâu lâu lại thấy các bạn trẻ phá lên cười và đồng thanh nhận xét 'cô giáo bựa quá'.


Theo Tiin.vn