Hành trình tìm kiếm và sáng tạo Tài sản Trí tuệ của 63 Tinh, Thành phố Việt Nam

02-10-2021

(Kỷ lục - VietKings) Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, tài sản trí tuệ đã trở thành nguồn lực mới cho sự phát triển bền vững của đất nước trong bối cảnh dư địa phát triển của nền kinh tế dựa vào tài nguyên thô và lao động giá r�� đang ngày càng thu hẹp. Hiện nay, Sở hữu trí tuệ đang ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và là yếu tố cốt lõi để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, bảo đảm môi trường đầu tư, duy trì lợi thế cạnh tranh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

 

Trên thế giới, khái niệm sở hữu trí tuệ không phải là một khái niệm xa lạ, nhưng đối với Việt Nam, khái niệm này còn khá mới mẻ đối với đại bộ phận nhân dân.

Ở các nước phát triển, luật sở hữu trí tuệ được ban hành từ rất sớm (ở Mỹ năm 1787, ở Pháp năm 1791, ở Bỉ năm 1854, ở Nhật năm 1855, ở Nga năm 1870, ở Đức năm 1877,…). Tại Việt Nam Luật sở hữu trí tuệ được Quốc hội Việt Nam khóa XI trong kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 2006 và đến nay nhiều lần sửa đổi bổ sung. Nói chung, Luật sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ chủ thể sáng tạo bằng cách trao cho họ quyền để kiểm soát việc sử dụng các tài sản trí tuệ đó. Dĩ nhiên, quyền này không tự nhiên phát sinh mà do pháp luật quy định dựa trên những điều kiện nhất định về tiêu chuẩn, thủ tục, thời gian,… và đi kèm với nó là những chế tài bảo hộ chống lại sự xâm phạm hoặc cạnh tranh không lành mạnh của người khác.

Cùng với những bước tiến của xã hội loài người, sở hữu trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng, mang lại những giá trị lớn lao về mặt vật chất và tinh thần. Do đó ngày nay tất cả quốc gia trên thế giới đều có luật pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Mục đích là để: Đưa ra khái niệm luật định về quyền nhân thân và quyền về tài sản của những người sáng tạo và các quyền của công chúng được tiếp cận những sáng tạo đó - Thúc đẩy hoạt động sáng tạo và khuyến khích kinh doanh lành mạnh để phát triển kinh tế xã hội “Trí tuệ” là khả năng nhận thức lý tính đạt đến một trình độ nhất định. Đó là năng lực riêng của con người mà không một loài sinh vật nào khác có được. Những thành quả do trí tuệ con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo được thừa nhận là tài sản trí tuệ. “Sở hữu trí tuệ” được hiểu là sự sở hữu đối với những tài sản trí tuệ đó. Cụ thể hơn, đó là các quyền hợp pháp xuất phát từ hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học, thương mại và nghệ thuật. Cho đến ngày nay, Sở hữu trí tuệ đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia và đang dần trở thành mối quan tâm chung của cả thế giới. Thế kỷ mới được nhìn nhận là giai đoạn bùng nổ của sáng tạo trí tuệ, là thời đại định hình và hoàn thiện của các nền kinh tế dựa trên tri thức, trong đó vấn đề sở hữu trí tuệ đóng vai trò then chốt

Vào ngày 24/12/2020, Phó thủ tướng chính phủ Vũ Đức Đam đã ký ban hành Quyết định số 2205/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình Phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 với mục tiêu chung là đưa sở hữu trí tuệ trở thành một công cụ quan trọng trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo và thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội cùng các mục tiêu cụ thể theo từng giai đoạn. Đến ngày 26/7/2021, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng ban hành Thông tư 03/2021/TT-BKHCN quy định quản lý Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030.

Đây là hai văn bản quan trọng cùng đặt doanh nghiệp vào vị trí trung tâm, cho thấy vai trò quan trọng của doanh nghiệp trong định hướng hoạt động của toàn hệ thống sở hữu trí tuệ. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, tài sản trí tuệ đã trở thành nguồn lực mới cho sự phát triển bền vững của đất nước trong bối cảnh dư địa phát triển của nền kinh tế dựa vào tài nguyên thô và lao động giá rẻ đang ngày càng thu hẹp. Hiện nay, Sở hữu trí tuệ đang ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và là yếu tố cốt lõi để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, bảo đảm môi trường đầu tư, duy trì lợi thế cạnh tranh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - Vietkings với đặc thù là một tổ chức Kỷ lục quốc gia sở hữu số lượng bản quyền nhiều nhất thế giới. Đây cũng là nơi tập hợp cộng đồng Kỷ lục gia và doanh nghiệp sở hữu nguồn tài sản trí tuệ rất lớn. Bởi mỗi Kỷ lục gia là một nguồn sáng tạo vô tận của những giá trị tinh hoa và giữ vai trò chính trong việc sáng tạo nên nguồn tài sản trí tuệ của quốc gia. Vấn đề được đặt ra làm làm sao để những giá trị tinh hoa của mỗi Kỷ lục gia Việt Nam được khai khác và ứng dụng vào cuộc sống trở thành thứ tài sản có giá trị.

Và đó là lí do HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM VÀ SÁNG TẠO TÀI SẢN TRÍ TUỆ CỦA 63 TỈNH, THÀNH PHỐ VIỆT NAM được triển khai. Đây là hành trình TÌM KIẾM – NGHIÊN CỨU và PHÁT TRIỂN nguồn TÀI SẢN trí tuệ vô giá mà các cá nhân, đơn vị đã dành tâm huyết cả đời để xây dựng và hình thành, từ đó BIẾN CÁC TÀI SẢN TRÍ TUỆ THÀNH TÀI SẢN CÓ GIÁ TRỊ, mang lại các giá trị về mặt KINH TẾ cho cá nhân, đơn vị và đất nước.


Tổ chức Kỷ lục Việt Nam