Khi người dùng tải ảnh vây cá lên ứng dụng, Fin Fider có thể xác định được chiếc vây đó thuộc về loài cá mập hoặc cá đuối nào bằng cách phân tích hình dạng và các mẫu trên vây, tương tự như khả năng xử lý nhận dạng khuôn mặt của AI.
National Parks Board (NParks) cùng nhóm phi lợi nhuận Conservation International và Microsoft Singapore đã hợp tác và làm việc với nhau để phát triển ứng dụng này từ tháng 9 năm ngoái.
Theo quá trình cũ, khi kiểm tra xem các cá nhập vào Singapore có thuộc loài được quy định theo Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Cites) Phụ lục II hay không, các mẫu đó sẽ được gửi đi xét nghiệm ADN để xác định loài và chi của cá mập. Quá trình này thường có thể mất đến một tuần.
Dhanushri Munasinghe, điều phối viên dự án tại Conservation International Singapore, cho biết với ứng dụng này, thời gian đó được rút ngắn xuống dưới một phút, cung cấp cho các nhân viên thực thi phản hồi gần như tức thì về việc liệu một lô hàng có chứa vây từ các loài được quy định hay không.
Munasinghe cũng cho biết thêm rằng ứng dụng có thể xác định loài với độ chắc chắn lên đến 89%, cho phép các sĩ quan nhanh chóng đánh dấu các lô hàng vây cá đáng ngờ để kiểm tra mang đi DNA thêm tại Trung tâm Pháp y Động vật Hoang dã của NParks.
Sử dụng cơ sở dữ liệu chứa hơn 15.000 hình ảnh về vây cá mập và cá đuối, phiên bản beta của Fin Finder có thể xác định hơn 30 loài cá mập và cá đuối, trong đó có 14 loài được Cites II liệt kê. Các loài nằm trong danh sách Cites II được quản lý và giám sát thương mại, và không thể nhập khẩu nếu không có giấy phép.
Theo Tổ chức Kỷ lục Đông Nam Á (Aseanrecords.world) – Vietkings