(INDOCHINA – Kyluc.vn) Hành trình Quảng bá Kỷ lục Đông Dương – P.37. Chữ Khmer [Campuchia]: Hệ thống bảng chữ cái dài nhất Đông Dương

28-11-2019

(IndochinaKings.org) Bảng chữ cái ngôn ngữ Khmer của người Campuchia là hệ thống chữ cái dài nhất ở Đông Dương với 74 chữ cái.

Chữ Khmer là hệ thống chữ cái dùng để viết ngôn ngữ Khmer (ngôn ngữ chính thức của Campuchia). Đây là loại chữ này được dùng chép kinh Phật giáo Nam tông tiếng Pali dùng trong các nghi lễ cúng Phật ở Campuchia.

 

Chữ Khmer được chuyển thể từ chữ viết Pallava, xuất phát từ chữ Brahmi (được sử dụng ở Ấn Độ và Đông Nam Á trong thế kỷ 5 và 6 sau Công nguyên). Chứng tích cổ nhất của chữ Khmer là văn bia ở Angkor Borei thuộc tỉnh Takeo mang niên đại 611. Lối chữ ngày nay đã thay đổi ít nhiều so với dạng chữ cổ điển ở phế tích Angkor Wat. Chữ viết tiếng Thái và tiếng Lào là hậu duệ của một dạng chữ viết tiếng Khmer cũ.

Chữ viết cổ của người Khmer khắc trên đá. (Nguồn: Internet)

 

Bảng chữ cái ngôn ngữ Khmer của người Campuchia có 74 chữ cái (có một số chữ cái ngày nay không còn được sử dụng nữa), bao gồm các phụ âm và nguyên âm. Nguyên âm được chia làm 2 loại là nguyên âm phụ thuộc (là nguyên âm phải ráp với phụ âm mới có nghĩa) và nguyên âm độc lập (là nguyên âm chính bản thân nó đã có nghĩa, không cần ráp vần với phụ âm).

Các phụ âm. (Nguồn: Internet)

 

Các nguyên âm. (Nguồn: Internet)

 

Đây là hệ thống bảng chữ cái dài nhất ở Đông Dương.

 

Theo Tổ chức Kỷ lục Đông Dương (IndochinaKings.org)


Lĩnh Nguyễn (sưu tầm và biên dịch) (nguồn ảnh: internet)