IndochinaKings giới thiệu Top 20 Di tích lịch sử nổi tiếng nhất Đông Dương (P.1) - Công viên khảo cổ Angkor, Campuchia

24-05-2016

(VietKings) - Theo thông tin mới từ trang Tổ chức kỷ lục Đông Dương (IndochinaKings) vừa chính thức giới thiệu Top 20 Di tích Lịch sử nổi tiếng nhất Đông Dương, Ban biên tập cổng thông tin Tổ chức kỷ lục Việt Nam (VietKings) sẽ giới thiệu lần lượt đến quý độc giả.

TOP 20 DI TÍCH LỊCH SỬ NỔI TIẾNG NHẤT ĐÔNG DƯƠNG

  1. Công viên khảo cổ Angkor, Siem Reap, Campuchia
  2. Khu di tích trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, Hà Nội, Việt Nam
  3. Thành nhà Hồ, Tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam
  4. Quần thể di tích Cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Việt Nam
  5. Nhà tù Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam
  6. Địa đạo Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
  7. Khu di tích chiến thắng Điên Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên, Việt Nam
  8. Dinh Độc Lập, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
  9. Chùa Pha That Luang, Viêng Chăn, Lào
  10. Cánh Đồng Chum, tỉnh Xieng Khoang, Lào
  11. Cung điện Hoàng gia, Phnom Penh, Campuchia
  12. Đền Preah Vihear, tỉnh Preah Vihear, Campuchia
  13. Cánh Đồng Chết, Phnom Penh, Campuchia
  14. Tượng đài chiến thắng Patuxai, Viêng Chăn, Campuchia
  15. Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội, Việt Nam
  16. Cố đô Luang Prabang, Luang Prabang, Việt Nam
  17. Cố đô Oudong, tỉnh Kampong Speu, Campuchia
  18. Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng, Phnom Penh, Campuchia
  19. Chùa Sisaket, Viêng Chăn, Lào
  20. Chùa Xiêng Thoong, Luang Prabang, Lào

 

1. Công viên khảo khổ Angkor, Siem Reap, Campuchia

 

 

Angkor là một trong những khu vực khảo cổ học quan trọng nhất tại vùng Đông Nam Á. Trải dài với hơn 400 km2, bao gồm khu vực rừng, công viên khảo cổ Angkor chứa đựng những vết tích tuyệt đẹp từ Đế chế Khmer trong thời gian từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 15. Nơi đây bao gồm ngôi đền Angkor Wat, Angkor Thom, đền Bayon với vô số những bức tượng điêu khắc trang trí khác.

 

 

Công viên khảo cổ Angkor đã được tuyên bố là Di sản thế giới của UNESCO vào năm 1992. Vào thời gian đó, nơi đây cũng được xếp vào danh sách di sản thế giới đang bị đe dọa do cướp bóc, mực nước giảm và du lịch không bền vững. Bây giờ UNESCO đã thiết lập chương trình quy mô rộng để bảo vệ khu vực mang tính biểu tượng này và xung quanh nó.

 

 

Những ngôi đền bị phá hủy bên trong công viên còn đại diện cho sự tàn dư của thủ đô ngàn năm của Đến chế Khmer. Những người Khmer đã và đang là nhóm dân tộc thống trị ở Campuchia. Cái tên Angkor ám chỉ đến cả Đế chế Khmer thời kỳ Angkor mà nó trải rộng khắp vùng đất chính Đông Nam Á giữa thế kỷ thứ 9 và thế kỷ thứ 15 sau công nguyên.

 

 

Một trong những ngôi đền trong vùng công viên khảo cổ Angkor đã được xây dựng từ giữa thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 12 sau công nguyên, và nó cũng đại diện cho đỉnh điểm của kiến trúc cổ đại, nghệ thuật và văn minh Khmer. Ở thời đỉnh cao, kỷ nguyên Angkor là thời đại vô cùng thịnh vượng và uy quyền của Đế chế Khmer. Thủ đô Angkor với dân cư hơn 1 triệu người, các vị vua Khmer đã tạo dựng các ngôi đền và công trình nước khổng lồ, bên cạnh đó quân đội, kinh tế và văn hóa phổ biến của Đế chế được lan rộng khắp vùng đất hiện đại của Campuchia như phần lớn tại Thái Lan, miền nam Việt Nam và Lào.

 

 

Các ngôi đền Angkor là những công trình mang tính biểu tượng cao. Ý tưởng thờ vị thần Hindu tối thượng là một ngôi chùa núi, nơi mà đền thờ được xây dựng đại diện cho ngọn núi Tui Di huyền bí: đó là lý do tại sao nhiều ngôi đền, bao gồm cả bản thân Angkor Wat được bao quanh bởi tường thành, được xây dựng dạng hình chóp giống như ngọn núi trên đầu với 5 tòa tháp, đại diện cho 5 đỉnh núi của núi Tu Di. Linga đại diện cho vị thần Shiva, cũng là điểm then chót và trong khi những bức tượng linga phần lớn đã biến mất, những bức tượng linga đứng (điêu khắc, các khối đá giống như bàn có thể được tìm thấy rất nhiều nếu không có nhiều căn phòng trong các ngôi đền. Đây cũng là yếu tố chính trị: nhiều vị vua đã muốn xây dựng những ngôi đền nhà nước của riêng họ để làm biểu tượng cho vương quốc và sự cai trị của họ.


Theo Phong Dzang - IndochinaKings (Ảnh: Internet)