
Để làm ra mỗi chiếc dũa phải trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên là dùng lò rèn để xẻ nguyên liệu, tạo phôi bằng khuôn, tạo phôi xong phải mài mặt phẳng, mài xong đến công đoạn băm răng dũa. Khâu cuối cùng trong sản xuất dũa là tôi luyện tạo độ cứng của dũa. Tất cả các công đoạn đều được làm bằng thủ công 100%. (Nguồn hình: Internet)

Nguyên liệu làm dũa có 2 nguồn: Một là thép cây đặc chủng Y12A của Liên Xô (cũ), hai là các loại vòng bi đã hết hạn sử dụng. Dụng cụ để làm dũa khá đơn giản, gồm đe, búa, khuôn, dao băm, lò luyện, bễ rèn, đôi càng nạo (nay được thay bằng máy mài chạy điện), axít và dung dịch xút để tẩy rửa. (Nguồn hình: Internet)

Điểm đặc biệt của làng Đại Phu là không hề có một nhà máy hay công xưởng, cũng không có những sản phẩm đặc trưng bày la liệt từ cổng làng như nhiều làng nghề khác. "Xưởng" chế tạo dũa của người làng Đại Phu chỉ đơn giản là một gian bếp nhỏ gọn để nấu nướng giống như những vùng nông thôn khác, ở đó chỉ có 1-2 lò than nhỏ lửa đang hồng rực vừa để nấu nướng, vừa để tôi thép. (Nguồn hình: Internet)

Theo thời gian và nhu cầu thực tế nên nghề làm dũa ở đây đã đi vào chuyên môn hóa theo 6 khâu cơ bản: tạo phôi, tạo mặt phẳng, tạo răng, tôi luyện, kiểm hóa và đóng gói. Đồng thời, mỗi gia đình làm dũa ở đây đều tự chuyên sâu vào một công đoạn sản xuất, nhờ vậy sản phẩm làm ra chất lượng tốt hơn. (Nguồn hình: Internet)

Đã có một thời dũa ở làng Đại Phu xuất đi nhiều nước trên thế giới. Nhiều nước đã phải đặt mua để sử dụng vì chất lượng dũa của làng Đại Phu hơn hẳn chất lượng bên họ rất nhiều. (Nguồn hình: Internet)

Gần 50 năm qua, nghề dũa làng Đại Phu đã từng bước tự khẳng định mình, tạo uy tín trên thị trường, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. (Nguồn hình: Internet)