Nền văn hoá ẩm thực Việt Nam đã được hình thành một cách tự nhiên từ những quá trình hoạt động sinh sống hằng ngày. Đối với những người dân Việt Nam, nền ẩm thực không chỉ để sử dụng trong những bữa ăn mà nó còn được truyền tải truyền thống và giá trị văn hoá. Những món ăn Việt Nam đều được truyền từ thế hệ này cho đến thế hệ khác. Giữ gìn phát huy những món ăn truyền thống là một trong những phương pháp bảo tồn văn hoá ẩm thực Việt Nam.
Ba miền Bắc - Trung - Nam của Việt Nam đều mang những nét đặc trưng riêng, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng trong ẩm thực Việt Nam. Mỗi một vùng miền sẽ có một khẩu vị cho vào món ăn khác nhau, các chế biến, tên gọi của món ăn từ đó cũng sẽ khác. Những món ăn Việt Nam đều hài hoà từ màu sắc cho đến hương vị khiến cho tổng thể món ăn tăng thêm phần hấp dẫn, khó lòng cưỡng lại, đặc biệt nhất là đối với những người du lịch Việt Nam.
VIỆT NAM – ĐẤT NƯỚC CÓ NHIỀU MÓN BÁNH LÀM TỪ BỘT GẠO HẤP DẪN NHẤT THẾ GIỚI
Từ Bắc chí Nam, có đến hàng trăm món bánh được chế biến theo nhiều cách khác nhau từ bột gạo như chiên, rán có món bột chiên, bánh quai vạc, bánh tiêu…; nướng có món bánh chuối nướng, bánh tráng nướng, bánh khoai mì nướng… hấp có bánh ít, bánh đúc, bánh nậm, bánh bò… luộc có bánh chưng, bánh tét, bánh gio, bánh trôi…; cuốn, tráng có món bánh gật gù, bánh ướt, bánh cuốn…nặn tay, ép khuôn có bánh dẻo, bánh in…
Các loại bánh làm từ bột gạo xuất hiện hầu hết trong tất cả các mâm cỗ quan trọng của người Việt: tết Hàn Thực có bánh trôi, bánh chay; trong đám cưới đám hỏi thì có bánh phu thê, bánh hồng; đám giỗ thì có bánh ít, bánh giầy,… Các loại bánh làm từ bột gạo xuất hiện dày đặc xung quanh đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người từ sáng cho đến tối khuya, từ thành thị cho đến nông thôn, từ miền ngược cho đến miền xuôi.
Các món bánh làm từ bột gạo từ lâu đã trở thành một phần trong đời sống người Việt, luôn có mặt vào những dịp quan trọng
Có thể nói, gạo và những món ăn chế biến từ gạo đã đã trở nên rất gần gũi, quen thuộc đối với cuộc sống hàng ngày của mỗi con người Việt. Theo thời gian những loại bánh làm từ bột gạo này càng trở nên đa dạng, phong phú cả về hình thức lẫn hương vị và ngày càng khẳng định giá trị ẩm thực Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Bánh cuốn là món ăn mang nét đặc trưng ở miền Bắc với hương vị thơm ngon. Món bánh được làm từ hỗn hợp bột gạo và bột năng, tráng mỏng trên nồi hấp đến khi chín trong, rồi cuộn tròn với nhân nấm thịt. Từng cuốn bánh nóng hổi, được bày biện trên dĩa cùng chả lụa, nem chua và rau giá mới kích thích vị giác làm sao.
Bánh da lợn là một trong những món bánh ngọt quen thuộc của người miền Tây. Những chiếc bánh da lợn thơm mùi lá dứa, dai mềm hòa quyện vị béo ngậy của nước cốt dừa rất hấp dẫn.
Bánh giầy vốn làm từ bột gạo nếp, cho nên mặc dù có bề ngoài đơn sơ, nhưng sâu thẳm bên trong nó hàm chứa một giá trị lịch sử to lớn trong văn hóa ẩm thực nước ta, là biểu trưng cho mặt trời, món bánh truyền thống này đã gây dựng một “cơ đồ” to lớn trong bản đồ ẩm thực Việt Nam.
Bánh tẻ là thức quà quê gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ người Việt. Nhắc tới bánh tẻ là nghĩ ngay tới món bánh có nhân mộc nhĩ, thịt băm với lớp bột gạo trắng mềm mượt thơm ngon.
Bánh đúc mặn miền Tây là món ăn dân dã được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản và gần gũi với người dân như: bột gạo, tôm, thịt,... Bánh ăn có vị ngọt, mềm dẻo của bột gạo, vị béo của nước cốt dừa và thơm của tôm thịt.
Bánh giò là món bánh quá đỗi quen thuộc với mỗi chúng ta bởi lớp vỏ mềm thơm, núng nính từ bột gạo tẻ. Bên trong là nhân nấm thịt đậm đà cực kỳ thơm ngon.
Bánh bò thốt nốt là món ăn ưa thích của người miền Tây Nam Bộ. Bánh làm từ các nguyên liệu chính như bột gạo, bột thốt nốt, đường thốt nốt, nước cốt dừa. Bánh bò thốt nốt màu vàng ươm, gói trong lá chuối xiêm, phía trên rắc dừa nạo, trông rất hấp dẫn.
Tính đến thời điểm kỷ lục được xác nhận, Ban tổ chức Hành trình đã thống kê được 143 món bánh làm từ bột gạo của Việt Nam, và danh sách này vẫn đang được bổ sung liên tục, vì vậy Việt Nam xứng danh là "Đất nước có nhiều món Bánh làm từ bột gạo hấp dẫn nhất Thế giới".