(ASEAN Trip.2017) Hành trình Quảng bá kỷ lục ASEAN - Top 20 Nhạc cụ truyền thống của các nước Đông Nam Á - P.18. Đàn Nguyệt, Việt Nam

22-04-2018

(aseanrecords.word - kyluc.vn) Đàn nguyệt - là nhạc cụ dây gẩy xuất xứ từ Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam., tại miền Nam còn gọi là đờn kìm.

Đàn Nguyệt có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên mới có tên là "đàn nguyệt". Theo sách xưa, đàn nguyên thủy có 4 dây, sau rút lại còn 2 dây.

 

 

Đàn Nguyệt là cây đàn rất phổ biến dùng để độc tấu, hòa tấu với nhiều ngón chơi độc đáo như ngón nhấn, ngón vê, ngón luyến… Màu âm đàn Nguyệt tươi sáng, rộn ràng, tình cảm, đa dạng trong diễn tả các trạng thái cảm xúc âm nhạc. Đàn Nguyệt được sử dụng trong hát Ca trù, Chầu Văn, Ca Huế, Đờn Ca Tài Tử và Cải Lương…

 

Cố GS Trần Văn Khê bên đàn nguyệt.

 

Nhìn chung đàn nguyệt có âm sắc trong sáng, ở khoảng âm thấp thì hơi đục. Nó có thể diễn đạt nhiều sắc thái tình cảm khác nhau, từ dịu dàng, mềm mại đến rắn rỏi, rộn ràng.Đàn nguyệt được dùng để biểu diễn các thể loại nhạc dân ca của Việt Nam. Trong ban nhạc "Ngũ tuyệt" của nhạc thính phòng cổ truyền thì đàn nguyệt đóng vai trò điều khiển. Bốn nhạc cụ kia trong dàn nhạc gồm có đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn nhị, đàn tam và ống sáo.

 

 

Đàn nguyệt cũng giữ vai trò tối trọng yếu trong nhạc chầu văn-một thể loại hát đặc sắc của đồng bào Bắc Bộ.

 


Vietkings (tổng hợp) - Theo Tổ chức Kỷ lục ASEAN (aseanrecords.world) - Nguồn hình internet