Đây là bộ xương người cổ nhất được tìm thấy cho đến nay ở bán đảo Malaysia. Hài cốt được phát hiện vào năm 1991 trong một hang động có tên Gua Gunung Runtuh, cách thị trấn Lenggong vài km về phía bắc và cao 105 m so với mực nước biển.
Đây được coi là bộ xương người hoàn chỉnh và lâu đời nhất Đông Nam Á.
Người đàn ông được chôn cất trong tư thế bào thai, với những mảnh xương động vật ở vai phải, bên trái cơ thể và dưới mông, và những công cụ bằng đá xung quanh cơ thể. Perak Man có cánh tay và bàn tay trái nhỏ hơn nhiều so với cánh tay và bàn tay phải. Dị tật này có thể là do rối loạn di truyền được gọi là brachymesophalangia. Người đàn ông được cho là thuộc đại chủng australomelanesoid (Đại chủng Úc), chủng người sống tại Úc, Papua, Indonesia và một số vùng của Malaysia. Anh ta chỉ cao khoảng 154 cm.
Tuổi chết ước tính của Perak Man là 50 tuổi, có thể nói là rất cao tuổi so với người khuyết tật ở thời kỳ đồ đá. Theo các nhà khảo cổ họv, Perak Man phải là một thành viên quan trọng hoặc cao cấp trong xã hội vì việc chôn cất rất công phu và tốn nhiều công sức.
Hiện tại bộ xương đang được trưng bày tại Bảo tàng Khảo cổ học Kota Tampan, còn được gọi là Bảo tàng Khảo cổ học Lenggong.
Theo Tổ chức Kỷ lục Đông Nam Á (Aseanrecords.world)