Khu phức hợp sân vận động được xây dựng trên 22 ha đất và bản thân tòa nhà sân vận động được xây dựng trên diện tích 375,7 m2. Sân được xây dựng theo tiêu chuẩn của FIFA để đáp ứng các mục đích sử dụng khác nhau, chẳng hạn như các buổi hòa nhạc và sự kiện nghệ thuật bên cạnh bóng đá và các sự kiện thể thao khác. Ngoài một sân bóng đá lớn, nơi đây cũng có hai sân tập ngoài trời.
Sân vận động có khán đài ba tầng với tổng sức chứa 82.000 khán giả, biến nó trở thành sân vận động dành riêng cho bóng đá lớn nhất ở châu Á. Tổng chiều cao của sân vận động là 73 mét, biến nó trở thành một trong những sân vận động cao nhất thế giới. Mặt tiền sân vận động có hoa văn sọc hổ được thiết kế theo màu sắc và linh vật của Persija, trong khi hình dạng sân vận động được lấy cảm hứng từ trang phục truyền thống của người Betawi.
Sân còn có mái che có thể thu vào có sức chứa lớn nhất ở Châu Á, vượt Sân vận động Quốc gia Singapore, và là sân vận động có mái có thể thu vào lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Sân vận động AT&T ở Arlington, Texas. Đây cũng là sân vận động bóng đá đầu tiên ở Indonesia có bề mặt bán nhân tạo với việc sử dụng cỏ lai.
Do nhiều vấn đề như tranh chấp mặt bằng và đại dịch Covid-19, thời gian hoàn thành của sân bị kéo dài. Sân vận động Quốc tế Jakarta mới chính thức khai trương vào ngày 24/7/2022.
Theo Tổ chức Kỷ lục Đông Nam Á (Aseanrecords.world) – Vietkings