Bảo tàng được bắt đầu xây dựng vào ngày 1 tháng 10 năm 1975 và hoàn thành vào ngày 1 tháng 7 năm 1976, và được Tổng thống Suharto chính thức khánh thành vào ngày 20 tháng 4 năm 1978. Bào tàng được xây dựng nhằm cung cấp thông tin và giáo dục về sự đa dạng của động vật Indonesia.
Bảo tàng được nhiều người đặt biệt danh là "bảo tàng Komodo" theo thiết kế của tòa nhà chính có hình dạng của một con rồng komodo khổng lồ, loài thằn lằn lớn nhất đặc hữu của đảo Komodo của Indonesia.
Ban đầu, bảo tàng trưng bày bộ sưu tập các loài động vật đặc hữu và bản địa của Indonesia, chẳng hạn như hổ Sumatra, babirusa, rồng komodo và chim thiên đường. Bảo tàng cũng trưng bày tranh tầm sâu về một số hệ sinh thái môi trường sống của động vật trên quần đảo Indonesia, bao gồm cả rừng nhiệt đới, đầm lầy ngập mặn và xavan.
Vào năm 2000, công viên xung quanh bảo tàng được chuyển đổi thành công viên bò sát, với một bộ sưu tập các loài bò sát và lưỡng cư còn sống; bao gồm một số loài rắn độc, phyton, cá sấu và rồng komodo.
Có một số hồ cạn chứa các loài bò sát, chủ yếu là rắn và thằn lằn, và cũng có một số chuồng lớn chứa các loài bò sát lớn; chẳng hạn như cá sấu nước mặn , trăn và rồng komodo. Ngoài ra còn có một vườn thú cưng, nơi du khách có thể chạm vào, cưng nựng và chụp ảnh với các loài bò sát, chẳng hạn như rùa, kỳ nhông và rắn không độc.
Vào năm 2015, công viên trải qua một đợt trùng tu lớn, bỏ đi rất nhiều bộ sưu tập đa dạng các loài động vật được bảo tồn và chỉ tập trung vào các loài bò sát và lưỡng cư, với trọng tâm chính là Varanus komodoensis là điểm thu hút chính của bảo tàng.
Theo Tổ chức Kỷ lục Đông Nam Á (Aseanrecords.world) – Vietkings