"Mộc Diệc" cũng như các sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề Việt Nam, thường đư��c nhắc đến trong thơ ca xưa “Làm đình Cao đà, làm nhà mộc Diệc”. Trong nhiều gia đình, những dụng cụ dùng để làm nhà như thước vuông. thước mực… cưa tay, bào tay vẫn còn để thay thế những dụng cụ máy móc cơ khí. Theo ca dao truyền miệng, nổi tiếng nhất trong các làng làm công trình gỗ cổ.
Mỗi công trình được hoàn thành là nhân thêm niềm tự hào của người thợ tài hoa làng Mĩ Giạc. Mỗi họa tiết hoa văn, mỗi ngôi nhà, ngôi chùa đều mang nét tài hoa riêng của những cánh thợ làng.

Khi đến làng cổ Mĩ Giạc, không có gia đình nào trong làng mở xưởng gỗ, sản xuất số lượng nhiều như các làng bên. Họ chỉ là những người thợ đi làm thuê. Nhận công trình về làm tại nhà hoặc đến tận nơi làm. Ðây chính là một nét đặc trưng mà không phải làng nghề nào cũng thế. (Nguồn hình: internet)

Năm 2009, làng Diệc có khoảng 300 thợ tay nghề cao, sản xuất nhiều loại đồ gỗ cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước Việt Nam, trong đó có các loại đồ cao cấp như sập gụ, tủ chè,... (Nguồn hình: TBTV)

Từ Nam ra Bắc, thậm chí ở nước ngoài đã nức tiếng người thợ mộc Mĩ Giạc. Những ngôi chùa như chùa Ðồng Thiện, Chùa Dư Hàng Kênh, Chùa Tứ Liên, Chùa Hàng Cá, nhà Tổ Chùa Bồ Ðề (Hà Nội), nhà Tổ ở Hải Phòng, Cung Ðình Huế, Cung Ðiện hoàng gia Campuchia, ở Pháp… là những công trình nghệ thuật do chính đôi bàn tay người thợ làng Diệc (Mĩ Giạc) làm nên. (Nguồn hình: Internet)

Tại chính ngôi làng cổ này cũng còn lưu giữ nhiều chứng tích mà cha ông họ đã tạo lên bằng bàn tay, khối óc, thổi hồn nghệ thuật và sức sống thẩm mỹ, giá trị văn hóa còn lưu mãi với thời gian. Trong ảnh là Đình làng Diệc mang đậm kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn. (Nguồn hình: Internet)

Hiện nay, làng Diệc ngoài giữ nghề truyền thống làm công trình cổ, các nghệ nhân và thợ có nhiều sản phẩm đồ gỗ khác để phục vụ thị trường: tủ, giường, bàn, ghế, cửa, sập gụ, tủ chè… (Nguồn hình: Internet)