Hiện nay, tại tỉnh Bình Định còn lưu giữ 8 quần thể tháp Champa, bao gồm các nhóm tháp: tháp Cánh Tiên, tháp Dương Long, tháp Bình Lâm, tháp Đôi, tháp Mẫm, tháp Phú Lốc, tháp Thủ Thiện và tháp Bánh Ít.
1. Tháp Cánh Tiên
Tháp Cánh Tiên còn có tên gọi là tháp Đồng là một ngôi tháp nằm ở chính giữa thành Vijaya (Đồ Bàn) của người Chăm xưa, nay thuộc xã Nhơn Hậu, Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. (Nguồn hình: thangsoi2015)
Tháp Cánh Tiên còn có tên gọi tháp Đồng, có niên đại thế kỷ XII – XIII, là một trong những nhóm tháp có hiện trạng còn khá nguyên vẹn. Tháp Cánh Tiên thuộc nhóm những cụm tháp ít thấy trong lịch sử kiến trúc Chăm Pa vì khu đền chỉ có một tháp đơn lẻ. (Nguồn hình: internet)
Về hình dáng, cấu trúc của tháp Cánh Tiên lại không hề khác với các ngôi tháp vuông nhiều tầng. Tháp được xây bằng gạch loại lớn của Chăm Pa, có chiều cao gần 20 mét. (Nguồn hình: internet)
2. Tháp Dương Long
Tháp Dương Long là cụm tháp Chăm có niên đại từ thế kỷ XII – XIII, được xây dựng ở khu vực giáp ranh giữa hai xã Bình Hòa và An Chánh thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định ngày nay. Đây là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nền văn hóa Chăm Pa. (Nguồn hình: internet)
Di tích này gồm ba ngọn tháp Chăm nằm thẳng hàng theo hướng Bắc - Nam trên một gò cao, hai tháp bên ngoài cao khoảng 30m đối xứng với nhau qua tháp giữa, cao 36m. Đây là những ngọn tháp Chăm cao nhất Việt Nam. (Nguồn hình: internet)
3. Tháp Bình Lâm
Tháp Bình Lâm có niên đại thế kỷ XII. Đây là một ngôi tháp tương đối đặc biệt ở Bình Định, vì khác với các tháp khác nằm trên đồi thì tháp Bình Lâm nằm ngay trên đồng bằng và như hoà mình vào thiên nhiên và khu dân cư bao quanh. (Nguồn hình: internet)

4. Tháp Đôi
Tháp Đôi hay còn có tên là Tháp Hưng Thạnh là hai ngọn tháp Chăm, gồm có tháp Bắc và tháp Nam đứng cạnh nhau trên khu đất bằng phẳng dưới chân một quả đồi, ngày nay thuộc phường Đống Đa, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. (Nguồn hình: internet)
Nét độc đáo của tháp Đôi là cả hai tòa tháp đều không phải là tháp vuông nhiều tầng truyền thống của Chăm Pa mà có cấu trúc gồm hai phần chính: khối thân vuông vức, và phần đỉnh hình tháp mặt cong, mang dáng vẻ của những đền thờ Khmer thời Angkor Wat. (Nguồn hình: internet)

5. Tháp Mẫm
Tháp Mẫm có niên đại khoảng thế kỷ XIII, cùng niên đại với tháp Cánh Tiên. Tháp Mẫm giờ chỉ còn là một gò đất um tùm xoài mít với lởm chởm gạch vụn và đất sỏi. (Nguồn hình: internet)
6. Tháp Phú Lốc
Nằm trên một ngọn đồi thuộc địa phận làng Phú Thành, phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, tháp Phú Lốc là tòa tháp Chăm cổ được xây dựng từ thế kỷ 12. Đây là một ngôi tháp thuộc phong cách Bình Định, nhưng đồng thời phong cách kiến trúc có ảnh hưởng một phần từ kiến trúc Angkor của người Khmer. (Nguồn hình: internet)
7. Tháp Thủ Thiện
Tháp Thủ Thiện là một ngôi tháp Chăm độc đáo hiện nằm tại làng Thủ Thiện, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Tháp Thủ Thiện có niên đại thế kỷ XII – XIII. Không như một số cụm tháp Chăm Pa khác, tháp Thủ Thiện là di tích chỉ có một ngôi tháp. (Nguồn hình: internet)
Tháp mang kiến trúc điển hình của đền tháp Chăm với thân vuông, có 1 cửa chính và 3 cửa giả, đỉnh tháp có nhiều tầng... (Nguồn hình: internet)
Tháp Bánh Ít là tên gọi của một cụm tháp Chăm nằm trên một ngọn đồi tại thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. (Nguồn hình: internet)
Đây là một trong những quần thể tháp Chăm có số lượng nhiều nhất Việt Nam, với 4 ngọn tháp, gồm: tháp thờ chính (Kalan); tháp Cổng (Gopura); tháp Hỏa (Kosagrha); tháp Bia (Porsa). (Nguồn hình: internet)
Mặc dù mỗi kiến trúc ở Bánh Ít có một dáng vẻ riêng, nhưng tất cả chúng đều có những nét chung, đặc trung cho cả quần thể, đó là sự thắng thế của tính hoành tráng và ngôn ngữ của khối lớn. (Nguồn hình: internet)