Hành trình tìm kiếm những Kỷ lục bất biến của Việt Nam (P.93) Trà Vinh – Tỉnh duy nhất trồng cây dừa sáp ở Việt Nam

28-03-2022

(Kỷ lục - VietKings) Dừa sáp (còn gọi là dừa đặc ruột, dừa kem, makapuno) là một phân loài dừa có quả đặc ruột, cơm dừa dày, mềm dẻo và béo hơn trái dừa thường, nước dừa đặc lại trong veo như sương sa. Dừa được trồng nhiều ở xã Hòa Tân, Hòa Ân, Thông Hòa và thị trấn Cầu Kè (huyện Cầu Kè). Dừa sáp là một đặc sản đặc biệt, chỉ có duy nhất ở Trà Vinh.

Dừa sáp còn gọi là dừa đặc ruột, dừa kem, có cơm dừa dày, mềm dẻo và béo hơn trái thường, nước đặc lại trong veo. Đây là đặc sản độc đáo và đặc biệt nổi tiếng nhất của Trà Vinh.

Có tài liệu cho rằng cây dừa sáp xuất hiện ở huyện Cầu Kè khoảng năm 1940-1960 do một nhà sư người Khơ me sang thăm Campuchia mang về làm giống. Do đột biến gen, hoặc do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết ở vùng đất Cầu Kè khiến dừa cho trái sáp đặc biệt.

 

 

Theo quan sát về hình dáng (rễ, thân, lá, quày, dạng trái và tình trạng vỏ trái) dừa sáp hoàn toàn giống như dừa bình thường. Hiện tại, tỉnh Trà Vinh có tới năm giống dừa sáp: dừa sáp tròn, dừa sáp dài, dừa sáp có cạnh, dừa sáp vỏ xanh, dừa sáp vỏ vàng. (Nguồn hình: Internet)

 

 

Th���c tế các cây dừa sáp có dạng trái, màu sắc khác nhau cũng cho cơm dừa dày, mỏng khác nhau. Ban đầu các buồng dừa sáp cơ bản giống dừa thường, sau đó trên mỗi buồng thường có 2-3 trái chiếm khoảng 20-25% có ruột đặc, khác biệt với những trái dừa khác. Nếu không là gia chủ, khó phân biệt cây nào là dừa sáp, cây nào là dừa thường. (Nguồn hình: Internet)

 

 

Mỗi buồng dừa sáp thường chỉ cho vài trái sáp, những trái còn lại là dừa thường và giá trị thương mại chỉ ngang với những trái dừa khác. Tuy vậy không phải buồng dừa nào cũng cho trái sáp và thực tế cũng không hiếm trường hợp có buồng vài chục trái mà không có trái sáp nào. (Nguồn hình: Internet)

 

 

Một số nhà nghiên cứu tại Trung tâm Dừa Đồng Gò (Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu thuộc Bộ Công Thương Việt Nam) giải thích rằng đặc tính dừa sáp là do phấn dừa sáp quyết định. Trái trên cây dừa sáp khi được thụ bằng chính phấn dừa sáp thì mới có khả năng cho cơm dừa sáp. Việc trồng xen canh giữa dừa sáp và dừa thường trong vườn trong đó tỷ lệ dừa thường cao hơn khiến cây dừa sáp khó đậu quả sáp hơn. (Nguồn hình: Internet)

 

 

Trước đây, dừa sáp chỉ là một món ăn chơi của các gia đình địa phương, không có giá trị về kinh tế. Tuy nhiên, từ những năm 2000 đến nay, dừa sáp trở thành một đặc sản nổi tiếng khắp cả nước với giá thành rất cao dao động từ 150.000 - 250.000/trái, chủ yếu do nguồn cung không đủ cầu bởi sản lượng thấp. (Nguồn hình: Internet)

 

 

Từ năm 2007 đến nay, đã có nhiều nhà nghiên cứu, kỹ sư khoa học tiến hành các nghiên cứu, khảo sát và các đề án báo cáo khoa học về dừa sáp Trà Vinh nhằm góp phần tìm ra hướng nâng cao chất lượng, sản lượng của loại dừa độc đáo có một không hai này. (Nguồn hình: Internet)

 

 

Trà Vinh hiện có 276 hecta dừa sáp, nhiều nhất cả nước nên được gọi là "vương quốc dừa sáp". Loài cây này trồng nhiều tại các xã Hòa Tân, Hòa Ân, Thông Hòa và thị trấn Cầu Kè (huyện Cầu Kè). (Nguồn hình: Internet)


Kyluc.vn