Ngắm Tổ ong mật lớn nhất của nghề gác kèo ong tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau

29-04-2022

(Kỷ lục - VietKings) Vào ngày 29/04/2022, sự kiện “Hương rừng U Minh” thuộc Chương trình Sự kiện Cà Mau- Điểm đến 2022, đã được diễn ra tại Trung tâm Văn hóa, Truyền thông và Thể thao, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau và tại đây, một trong những điểm nhấn ấn tượnng nhất của chương trình chính là khu trưng bày tổ ong mật lớn nhất của nghề gác kèo ong. Để ghi nhận và xác lập lỷ lục cho tổ ong trên tổ chức Kỷ lục Việt Nam - VietKings đã có mặt tại Trung tâm Văn hóa, Truyền thông và Thể thao huyện U Minh để tiến hành đo đạc và thẩm định với sự chứng kiến của các bên liên quan.

Vườn Quốc gia U Minh Hạ Cà Mau có diện tích hơn 8 ngàn hec ta với nhiều loài động thực vật phong phú và đa dạng. Đặc biệt là cây tràm, loài cây phổ biến của rừng có hoa thơm bát ngát và sinh ra nguồn mật dồi dào thu hút loài ong hội tụ về hút mật và xây tổ. Với điều kiện lý tưởng đó dần dần hình thành nên nhiều tổ ong tự nhiên ở rừng U Minh Hạ. 

Người dân U Minh đặc biệt có nghề truyền thống là đi “ăn ong” hay còn gọi là gác kèo ong. Việc gác kèo ong có thể xem như là một nghệ thuật, người thợ phải vận dụng tất cả những kinh nghiệm, kỹ năng để đẽo gọt cây kèo và chọn vị thế hợp lý (còn gọi là trảng) sao cho thu hút đàn ong về xây tổ. Trải qua nhiều thế hệ, nghề Gác kèo ong là một trong những nghề rất đặc biệt được truyền từ đời này, sang đời khác và dần dần một trong những nét văn hóa đặc sắc của cư dân vùng rừng tràm U Minh Hạ. 

 

Nghề Gác kèo ong là một trong những nghề "Cha truyền con nối" đặc thù chỉ có ở vùng đất U Minh

 

Chính vì sở hữu một giá trị văn hóa đậm đà bản sắc của địa phương như vậy nên nghề gác kèo ong được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 4613/QĐ-BVHTTDL ngày 20/12/2019.

Cho tới thời điểm hiện tại, Tổ ong gác kèo ong mật lớn nhất Việt Nam được ghi nhận là tổ ong được lấy tại bởi khu du lịch Mười Ngọt , một điểm du lịch sinh thái với diện tích hơn 60 hecta rừng đặc biệt thu hút khách du lịch với hoạt động khám phá rừng U Minh Hạ và trải nghiệm hoạt động đi ăn ong. Tổ ong có đường kính 2m x 1m, tổ ong chứa khoảng 10 đến 15 lít mật, thu hoạch được từ 1,5 đến 2 kg phấn hoa, được đo đạc tại điểm du lịch. 

 

Hình ảnh của tổ ong lớn nhất Việt Nam tại điểm Du lịch sinh thái Mười Ngọt 

 

Tổ ong hiện đang được sử dụng để du khách đến tham quan sự kiện “Hương rừng U Minh” thuộc Chương trình Sự kiện Cà Mau- Điểm đến 2022 có thể check-in, chia mật và chế biến món ăn như ong non chiên giòn, gỏi ong,… cho khoảng hàng trăm khách tham gia thưởng thức tại sự kiện.

 

Hình ảnh của tổ ong lớn nhất Việt Nam được trưng bày tại Trung tâm Văn hóa, Truyền thông và Thể thao, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau

 

Có mặt tại sự kiện "Hương Rừng U Minh", Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - VietKings đã tiến hành thẩm định, đo đạc tổ ong. Để đảm bảo an toàn cho khách tham quan, ban tổ chức đã thực hiện công tác xua ong đi và sau khi đo đạc, thông số cuối cùng của tổ ong được ghi nhận là 153cm cho chiều dài62 cm cho chiều ngang.

 

Ông Nguyễn Tiến Dũng - Phó Ban Kiểm tra Kỷ lục , thành viên của đoàn thẩm định tiến hành đo kích thước của tổ ong tại sự kiện "Hương Rừng U Minh"

 

Với các thông số ấn tượng trên, tổ ong gác kèo tại sự kiện "Hương Rừng U Minh" đã chính thức được công nhận là Tổ ong mật lớn nhất Việt Nam của nghề gác kèo ong. Việc tổ ong được công nhận sẽ góp phần duy trì và phát huy nghề truyền thống của người dân nơi đây; Khuyến khích người dân trồng rừng và giữ rừng, đặc biệt là những cánh rừng già là môi trường lý tưởng cho loài ong trú ngụ và xây tổ. Lan tỏa và giới thiệu rộng rãi đến các đối tượng khách du lịch gần xa về sản phẩm du lịch trải nghiệm “đi ăn ong” độc đáo của rừng U Minh Hạ.

Buổi lễ xác nhận kỷ lục Việt Nam “Tổ ong mật lớn nhất Việt Nam của nghề gác kèo ong” sẽ được diễn ra vào tối ngày 29/04/2022 tại Trung tâm Văn hóa, Truyền thông và Thể thao, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau


Duy Nghĩa - kyluc.vn