[THE FIRST OF VIETNAM - VIETKINGS] P4: Lò phản ứng hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam

03-03-2019

(KỶ LỤC - VIETKINGS) Gần 60 năm tồn tại, lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt trực thuộc Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt là nơi đầu tiên ở nước ta nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm từ phóng xạ.

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt có hình vòng tròn khép kín, được khởi công xây dựng lò phản ứng TRIGA Mark II đầu năm 1960; ngày 26/2/1963, lò phản ứng TRIGA Mark II đạt trạng thái tới hạn lần đầu và đến ngày 4/3/1963, lò phản ứng đạt công suất danh định 250 kWt.

 

 

 

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt là loại lò phản ứng nghiên cứu TRIGA - MARK II do hãng General Atomic thuộc công ty General Dynamics của Hoa Kỳ chế tạo, có công suất danh định là 250 kW. Lò sử dụng nhiên liệu Uranium-235 được kích hoạt bằng nguồn nơtron chậm để tạo phản ứng nhiệt hạch dây chuyền và chất phóng xạ.

Lò được đầu tư nhiều máy móc hiện đại để phục vụ nghiên cứu, đo mức độ phóng xạ trong từng khu vực ở lò phản ứng rồi chuyển về hệ thống kiểm soát một cách nghiêm ngặt, quy trình chặt chẽ.

 

Lò phản ứng hạt nhân có 2 tầng với lối lên bậc thang. Tầng cao nhất là miệng chính của lò, tầng còn lại đặt các dụng cụ liên quan đến hoạt động của lò.

 

Trong thời gian từ năm 1963-1968, lò phản ứng được vận hành với 3 mục đích chính là huấn luyện, nghiên cứu và sản xuất đồng vị. Đến giai đoạn 1968-1975, lò phản ứng tạm dừng hoạt động và tất cả các thanh nhiên liệu được tháo dỡ và chuyển trả về Hoa Kỳ.

Theo TS. Nguyễn Trọng Ngọ, để khôi phục và nâng cấp lò phản ứng TRIGA Mark II, ngày 9/10/1979, Việt Nam và Liên Xô đã chính thức ký hợp đồng khôi phục lại Lò phản ứng. Theo đó, ngày 15/3/1982, khởi công công trình khôi phục và mở rộng Lò phản ứng. Lò được đổi tên mới là IVV-9, còn gọi là Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.

 

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt trước đây

 

Ông Dương Văn Đông, thuộc Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, cho biết, các chất phóng xạ được điều chế bằng cách chiếu xạ kích hoạt hạt nhân các đồng vị bền bằng eutron trên lò phản ứng hạt nhân, tiếp đến là công nghệ xử lý hoá phóng xạ để thu được sản phẩm cuối cùng bảo đảm chất lượng cho sử dụng thực tiễn. 

 

Tâm lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt

 

Từ năm 2007, Việt Nam đã tham gia Chương trình chuyển đổi nhiên liệu của lò Đà Lạt từ loại nhiên liệu có độ giàu cao (HEU) có độ giàu 36% xuống loại nhiên liệu có độ giàu thấp (LEU) có độ giàu 19,75%, theo thỏa thuận với Nga và Hoa Kỳ và Cơ quan Năng lượng Quốc tế. Theo đó, từ năm 2007 đến tháng 5 năm 2013, lò Đà Lạt đã từng bước giao trả và vận chuyển về Nga các thanh nhiên liệu có độ giàu cao. 

Các hướng nghiên cứu, ứng dụng của Viện đã góp phần phát triển KT-XH đất nước, là niềm tin để Viện tham gia vào các dự án hạt nhân mới của Quốc gia.


TỔ CHỨC KỶ LỤC VIỆT NAM - VIETKINGS