(VietKings.Values) Hành trình quảng bá Kỷ lục Việt Nam (P.175) Đinh Công Tường - Vua gốm sứ Sài thành

08-09-2018

(#KỷLục-VietKings) Gần 30 năm đi sưu tầm gốm sứ cổ, đến nay Đinh Công Tường đã sở hữu cho mình hơn một trăm nghìn cổ vật các loại với những giá trị văn hóa từ hàng nghìn năm. Anh hiện là Kỷ lục gia Việt Nam và Đông Dương trong mảng sưu tầm gốm sứ.

 

Nhà sưu tập Đinh Công Tường
 


Quê gốc ở Bến Tre nhưng sinh ra ở miến Bắc, năm lên 8 tuổi (1976), Đinh Công Tường theo gia đình vào Nam sinh sống. Căn nhà đầu tiên khi anh và gia đình đặt chân vào Sài Gòn nằm trong một con hẻm nhỏ ở đường Phó Đức Chính, quận 1. Thời ấy, nhà anh rất nghèo, thiếu thốn đủ thứ, Đinh Công Tường vừa đi học, vừa đi bán báo dạo dọc hè phố để kiếm thêm tiền phụ giúp cha mẹ nuôi nấng các em ăn học. Cuộc đời thời niên thiếu của anh có không biết bao nhiêu chuyện buồn đau, thương tâm vì miếng cơm manh áo. Nhưng Đinh Công Tường đã cố gắng và can đảm vượt qua để khi trưởng thành, anh vào binh nghiệp. Đơn vị anh đóng quân tại vùng biên giới Tây Nam tổ quốc trong suốt 3 năm. Khi xuất ngũ từ Campuchia trở về nhà, gia cảnh anh lại càng túng quẫn hơn. Chưa cởi bỏ kịp màu áo lính anh đã phải khoác lên mình màu áo công nhân vệ sinh, đi lấy rác khắp phố phường, rồi chạy xe rao mua đồ lạc-xoong đem bán "chợ trời” kiếm đồng lời sinh sống qua ngày. Đinh Công Tường không nhớ nổi mình đã làm bao nhiêu thứ nghề để bản thân và gia đình anh được t���n tại.

Những ngày tháng lăn lộn khắp nơi để kiếm tiền, anh đã có dịp tiếp xúc với với rất nhiều người, nhiều giới. Trong đó có giới chơi cây cảnh và giới sưu tầm cổ vật gốm sứ, đây là những thú sưu tầm anh rất thích kể từ thời còn tấm bé.

 

 

Người nắm giữ “kho báu” gốm sứ cổ khổng lồ ở Việt Nam - Ảnh 3

 

 

Song song với việc kinh doanh hoa, cây cảnh, bon-sai, Đinh Công Tường còn có thú sưu tầm cổ vật: gốm sứ, lư, đèn đồng... Như kiến tha lâu đầy tổ, mỗi ngày tích cóp anh mua một món đồ, cho đến nay, phía sau căn nhà chính và vườn cây cảnh của anh là một căn nhà gỗ, nơi anh Đinh Công Tường trưng bày hàng ngàn cổ vật gốm sứ đủ thể loại: tô, chén, bát, đĩa, ché, bình hoa... có xuất xứ từ Trung Hoa, Pháp, Nhật Bản... Riêng gốm sứ Việt Nam, Tường có đầy đủ bộ gốm sứ của ba miền Bắc, Trung, Nam, có những hiện vật có niên đại cách đây hàng trăm năm rất quý hiếm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Bộ sưu tập lộc bình có số lượng xưa nhiều nhất đã được xác lập kỷ lục năm 2014

 

 

 

 

 

Người nắm giữ “kho báu” gốm sứ cổ khổng lồ ở Việt Nam - Ảnh 4

 

 

 

 

 

Bộ sưu tập đĩa xưa và nay có số lượng nhiều nhất được xác lập kỷ lục Việt Nam năm 2015

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Thấu hiểu được hoàn cảnh cơ cực của mình, ngoài thú sưu tập gốm sứ và cây cảnh, Đinh Công Tường còn thường xuyên giúp đỡ những người có hoàn cảnh cơ cực, đói khổ, những đứa trẻ không cha mẹ, những người già không nơi nương tựa... Anh đích thân lặn lội, tìm đến họ, tận tay trao cho họ những món quà do anh chuẩn bị, bước chân anh đã in dấu ở nhiều địa phương trong nước: từ Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Bến Tre, An Giang, Sóc Trăng, Cà Mau... Anh cho biết "Thời thiếu thốn, khổ cực của tôi đã qua nhưng hiện tại, quanh tôi vẫn còn có nhiều người khó khăn cần giúp đỡ, nên nếu có điều kiện, tôi không quản ngại giúp đỡ họ trong khả năng cho phép”.

Sau gần 30 năm đi khắp mọi miền đất nước để tìm kiếm, sưu tầm các loại đồ gốm sứ xưa và nay, đến nay, anh đã sở hữu hơn 100.000 hiện vật, gồm: chén, bát, đĩa, lộc bình, ấm nước,... Có xuất xứ từ Trung Hoa, Pháp, Nhật Bản... Riêng gốm sứ Việt Nam, anh Tường có đầy đủ bộ gốm sứ của ba miền Bắc, Trung, Nam, có những hiện vật có niên đại cách đây hàng trăm năm rất quý hiếm.

 

 

 

 

Trong kỳ Hội ngộ Kỷ lục gia lần thứ 33 - Năm 2017 của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, Đinh Công Tường đã được  xác lập Kỷ lục Đông Dương trong hạng mục dành cho những người sưu tầm gốm sứ. 

Trước đó, KLG Đinh Công Tường đã xác lập 3 Kỷ lục Việt Nam: Người sở hữu bộ sưu tập lộc bình xưa có số lượng nhiều nhất với hơn 5000 chiếc (2014); Người sở hữu bộ sưu tập đĩa xưa và nay có số lượng nhiều nhất (2015); Người sở hữu bộ sưu tập bát (tô) nhiều nhất ( 2016).

 


Theo Như Bá - Kyluc.vn