Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế tiền thân là Trường Bá Công, thành lập ngày 12 tháng 9 năm 1899. Là ngôi trường kỹ thuật được xây dựng theo Chỉ dụ của Vua Thành Thái. Năm 1921 chuyển giao cho Chính quyền Bảo hộ Pháp quản lý với tên Ecole Pratique D’Industry de Hué. Tên Tiếng Việt là Trường Kỹ nghệ Thực hành Huế. Trải qua lịch sử phát triển, Trường có nhiều tên gọi khác nhau và chuyển giao nhiều cấp quản lý. Năm 2005, Trường được nâng cấp đào tạo và đổi thành Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế. Tên giao dịch quốc tế là Hue Industrial College (viết tắt: HueIC).
Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế (Ảnh: HueIC)
Trải qua 123 năm, ở giai đoạn nào, Trường cũng luôn được đánh giá là cái nôi đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ kinh tế hàng đầu của cả nước, nhiều cựu học sinh, sinh viên của Trường đã trở thành lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quân đội, đã đi vào lịch sử như: Nguyễn Côn- Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng; Nguyễn Hữu Mai- Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng, Bộ trưởng Bộ Điện Than; Phan Ngọc Tường- Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng; Trần Lum- Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng; Nguyễn Chân- Bộ trưởng Bộ Mỏ và Than; Huỳnh Ngọc Huệ- Bí thư Thành ủy Đà Nẵng; Trần Sâm- Thượng tướng, Bộ trưởng Bộ Vật tư; Trần Văn Trà- Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Hoàng Văn Thái- Trung tướng; Nguyễn Hòa- Trung tướng, Phó tư lệnh quân tình nguyện Lào; Lê Văn Tri- Trung tướng; Lê Tự Đồng- Trung tướng; Hồ Tú Nam- Thiếu tướng, Thứ trưởng Bộ Vật tư; Đào Quang Cát- Thiếu tướng… nhiều cựu học sinh, sinh viên trở thành các cán bộ nòng cốt, nắm giữ các cương vị trọng trách của Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ban, Ngành Trung ương và địa phương.
Thượng tướng, Bộ trưởng Bộ vật tư Trần Sâm (cựu học sinh HueIC niên khóa 1935 – 1938) thắp đuốc truyền ngọn lửa truyền thống của trường tại chương trình hưởng ứng Lễ Kỷ niệm 100 năm thành lập trường (12/9/1999) (Ảnh: Báo Công Thương)
Trong xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế, nhà trường đã tiếp tục xây dựng và đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các đối tác khu vực ASEAN (Thái Lan, Lào, Singapore), Úc, Nhật, Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc … và các tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn quốc tế, như JICA (Nhật), KOICA (Hàn Quốc), USAID COMET (Mỹ), Tập đoàn Hanesbrand (Mỹ), Tập đoàn Microsoft (Mỹ), Chương trình Đổi mới-Sáng tạo giai đoạn 2 (IPP, Phần Lan), các trường Đại học và dạy nghề Thái Lan, Lào và các dự án chuyên môn khác nhằm thúc đẩy nâng cao năng lực giảng viên và sinh viên.
Hoạt động học tập tại trường (Ảnh: HueIC)
(WOWTIMES) Những cột mốc đáng nhớ trong hành trình 123 năm của Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế.
Ngày 12/9/1899,Trường Bá Công- tiền thân của Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế được thành lập theo Chỉ dụ của Vua Thành Thái.
Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế xưa (Ảnh: HueIC)
Năm 1921, trường chuyển giao cho Chính quyền Bảo hộ Pháp quản lý và đổi thành Ecole Pratique D’Industry de Hué tức Trường Kỹ nghệ Thực hành Huế.
Ở mỗi giai đoạn lịch sử Trường đã có những tên gọi khác nhau: năm 1942: Trường Kỹ thuật Công nghiệp Huế, 1952: Học xưởng Kỹ nghệ Huế, 1954: Trường Chuyên nghiệp Kỹ nghệ Huế, 1956: Trường Trung học Kỹ thuật Huế, 1976: Trường Kỹ thuật Huế, 1977: Trường Công nhân Kỹ thuật Cơ điện Huế.
Học tập kết hợp với sản xuất tại phân xưởng tiện, xưởng thực hành X1, HueIC giai đoạn sau giải phóng miền Nam thống nhất đất nước năm 1975. Xưởng thực hành X1, HueIC là một trong số ít công trình kiến trúc công nghiệp thời Pháp thuộc còn khá nguyên vẹn ở Việt Nam có tuổi đời hơn 100 năm (Ảnh: Báo Công Thương)
Tháng 8 năm 1993, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế bàn giao Trường cho Bộ Công nghiệp (tức Bộ Công nghiệp nặng cũ) quản lý và đổi thành Trường Kỹ nghệ Thực hành Huế (tên cũ của của trường từ thời 1921).
Năm 1998 trường được nâng cấp đào tạo và đổi tên trường thành Trường Trung học Công nghiệp Huế.
Năm 2005, trường tiếp tục được nâng cấp đào tạo và đổi thành Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, tên giao dịch: Hue Industrial College (HUEIC).
(Ảnh: gon.vn)
Với công lao đóng góp của Trường qua nhiều thế hệ, Nhà trường đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các Bộ, ngành tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý. Đặc biệt, hiếm có cơ sở đào tạo nào vinh dự được Nhà nước công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa và được tặng thưởng nhiều huân chương, phần thưởng cao quý như Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế:
Năm 1989, trường vinh dự được trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba,
Năm 1991, Bằng Di tích lịch sử văn hoá,
Năm 1994, trường vinh dự được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất và Huân chương Lao động hạng Nhì,
Năm 2004, trường vinh dự được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất lần 2,
và nhiều cờ thưởng luân lưu, Bằng khen của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế và Bộ Công Thương.
Sinh viên Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế (Ảnh: HueIC)
Hiện nay, Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế đang phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo tiên tiến, hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trở thành trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ phục vụ các yêu cầu phát triển của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
(Ảnh: HueIC)
Với phương châm gắn kết nhà trường và doanh nghiệp, nhà trường như doanh nghiệp, những năm gần đây trường đã hợp tác đào tạo theo chuẩn quốc tế với các nước Nhật Bản, Đức và các nước Asean, triển khai các dự án về đào tạo và đổi mới sáng tạo do doanh nghiệp và tổ chức nước ngoài tài trợ với mục tiêu trở thành cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiên tiến, hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tổ chức Niên lịch và Thành tựu Việt Nam (WOWTIMES) - Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trân trọng chúc mừng ngày thành lập của các đơn vị có ngày kỷ niệm trong ngày 12/09/2022. Kính chúc các Cơ quan, Đơn vị, Doanh nghiệp có nhiều thành tựu hơn trên những chặng đường tiếp theo.