Họ đặt chân đến Mỹ để bắt đầu một đời sống mới vào cuối năm 1620. Câu chuyện này được dùng làm biểu tượng tinh thần phiêu lưu và niềm tin tôn giáo của người dân Mỹ và cũng là cốt truyện của Lễ Tạ ơn. Sử Mỹ gọi họ là "Pilgrims" có nghĩa là "người hành hương", vì họ ra đi tìm miền đất hứa của Thượng Đế.
Nguyên thủy chuyến đi dự định có hai con tàu Mayflower và Speedwell khởi hành từ Southampton nước Anh vào cuối Tháng 7 đi Virginia nhưng phải hoãn đến đầu Tháng 8 vì tàu Speedwell rỉ nước. Dù cố sửa chữa hai ba lần nhưng đến Tháng 9, trời sang thu không trì hoãn được nữa, riêng con tàu Mayflower đành ra khơi, dồn 20 hành khách từ tàu Speedwell sang đi chung. Một số người chọn ở lại Anh. Tàu giong buồm lên đường ngày 16 Tháng 9.
Tàu Mayflower khi đóng xong được dùng làm tàu buôn, chở vải vóc và rượu vang giữa các cửa biến Anh và Pháp; chiều dài con tàu là 100 feet (30 mét), rộng 25 feet (7,6 mét) ở khoang giữa. Lòng tàu có diện tích 1600 square feet (160 mét vuông) nhưng trần thấp chỉ khoảng 5 feet (1,5 mét). Ngoài hành khách tàu còn chở một số gia súc như dê, cừu, chó, gà và nông cụ.
Mấy tuần đầu trời yên biển lặng nhưng rồi gặp bão, sóng to, gió lớn tưởng như tàu chìm. Ngày 19 Tháng 11 thì thấy đất liền ở Cape Cod nhưng vì muốn tiến xuống Virginia nên con tàu tiếp tục hướng về tây nam. Không may gặp gió chướng khiến tàu phải giạt vào lại Cape Cod thả neo. Đó là ngày 21 Tháng 11, 1620. Địa điểm này nay là Provincetown. Trong thời gian gần hai tháng vượt Đại Tây Dương vị y sĩ trên tàu chết và một đứa bé sinh ra.
Ngày 11/11/1620, Mayflower đến nơi mà ngày nay là cảng Provincetown, Cape Cod. Trước khi lên bờ, 41 hành khách nam – những người chủ gia đình, đàn ông độc thân và ba đầy tớ nam – đã ký Điều lệ Mayflower (Mayflower Compact) nổi tiếng, đồng ý phục vụ một chính phủ được lựa chọn bởi sự đồng thuận và tuân theo tất cả các luật lệ được tạo ra vì lợi ích của thuộc địa.
Trong tháng tiếp theo, một số nhóm trinh sát nhỏ đã được gửi lên bờ để lấy củi và tìm ra một vùng đất tốt để xây dựng khu định cư. Tầm ngày 10/12, một trong những nhóm này tìm thấy một bến cảng mà họ thích ở phía tây vịnh Cape Cod. Họ quay trở lại Mayflower để nói với những khác, nhưng thời tiết xấu ngăn cản họ, mãi cho đến ngày 18/12. Sau khi khám phá vùng đất, những người định cư đã chọn một khu vực thông thoáng từng bị chiếm đóng trước đó bởi các thành viên của bộ lạc thổ dân địa phương, Wampanoag. Bộ lạc đã bỏ làng này vài năm trước đó sau một đợt bùng phát “căn bệnh châu Âu.”
Mùa đông năm 1620-1621 thực sự tàn bạo, khi Những người Hành hương chật vật để dựng lều, tìm thức ăn và cố tránh khỏi bệnh tật. Khi mùa xuân đến, 50 trong số 102 hành khách trên tàu Mayflower đã chết. Những người còn lại đã liên lạc với các thành viên bộ lạc Wampanoag và vào tháng 03, họ đã ký một hòa ước với người đứng đầu bộ lạc, Massasoit. Được hỗ trợ bởi tộc Wampanoag, đặc biệt là Squanto người thành thạo tiếng Anh, Những người Hành hương đã có thể trồng nhiều loại cây – đặc biệt là ngô và đậu – những thứ rất quan trọng cho sự sống còn của họ. Tàu Mayflower và thủy thủ đoàn rời Plymouth để trở về Anh vào ngày 05/04/1621.
Trong vài thập niên tiếp theo, ngày càng có nhiều người định cư đi xuyên Đại Tây Dương đến Plymouth, giúp nơi đây dần phát triển thành một trung tâm đóng tàu và cảng cá thịnh vượng. Năm 1691, Plymouth được sáp nhập vào Hiệp hội Vịnh Massachusetts (Massachusetts Bay Association) mới, kết thúc lịch sử của nó trong vai trò một thuộc địa độc lập. Nhờ có chuyến tàu lịch sử này, những người Pilgrims đã là những người đầu tiên xây dựng một xã hội mới tự do tôn giáo, nhà nước độc lập với giáo hội, giáo dân có thể lập nhóm thờ phượng riêng và không cần phải gia nhập giáo hội chính thức nào, và đặt nền móng cho nền dân chủ Mỹ về sau.
Lễ Tạ ơn ở Mỹ nay đã thành lệ là dựa theo lịch sử con tàu Mayflower, kỷ niệm những năm đầu tiên của người di dân được thổ dân giúp sức. Riêng hậu duệ nhóm Pilgrims của con tàu Mayflower nay vẫn còn giữ truyền thống sinh hoạt với nhau trong hội "General Society of Mayflower Descendants" lập từ năm 1897.
Theo Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings.org)