Mũi Kê Gà từ rất xưa đã được những người đi biển coi là một điểm cực kỳ nguy hiểm, nhiều tàu thuyền qua đây đã bị đắm do không xác định được vị trí. Vào thời Pháp thuộc, để bảo đảm quân đội cũng như tàu buôn đi lại một cách an toàn hơn, người Pháp đã khởi công xây dựng ngọn hải đăng Kê Gà. Được thiết kế bởi một kiến trúc sư người Pháp tên Chnavat, kiến trúc này được xây dựng trong gần 2 năm từ tháng 2 năm 1897, tới cuối năm 1898, và chính thức hoạt động vào 1900.
Đứng thẳng trên ngọn đồi thoai thoải xanh mát, ngọn hải đăng có hình dáng thon gọn nhưng vững chãi, khoảng cách từ đỉnh đèn xuống mặt biển là 65m. Với chiều cao tới 35m cùng nguồn gốc của mình, công trình đã được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam (nay là Tổ chức kỷ lục Việt Nam) công nhận là ngọn hải đăng cao và cổ nhất đất nước. Toàn bộ kiến trúc đư��c làm từ đá hoa cương do người Pháp mang tới, chưa rõ nguồn gốc chính xác vì trong vùng không có loại đá này. Các phiến đá được cắt và điêu khắc sẵn, sau đó ghép lại với nhau để tạo thành một ngọn hải đăng, không cần sử dụng vữa hoặc chất kết dính mà vẫn rất chắc chắn.
Hải đăng Kê Gà nhỏ dần từ dưới lên trên, với độ rộng các cạnh ở dưới chân là 3m và ở trên đỉnh là 2,5m, tường cũng mỏng dần khi ở khoảng 6m đầu là 1,6m, đến đỉnh tháp thì chỉ còn dày 1m. Trước cửa công trình này là một cái am nhỏ và một tấm đá hoa cương lớn, cùng loại chất liệu dùng để xây dựng ngọn hải đăng, được khắc năm 1899 với vài thông tin chung về ngọn hải đăng và lịch sử của nó. Theo một số người kể, trong lúc xây dựng ngọn hải đăng Kê Gà đã xảy ra một số tai nạn, nên cái am đã được xây dựng với mục đích thờ cúng, ghi nhớ những người đã góp công xây dựng.
Khi mặt trời dần hạ xuống, cả không gian tại ngọn hải đăng Kê Gà được nhuộm đỏ, nước phản chiếu hắt lên tạo nên một cảnh vừa thơ mộng vừa lãng mạn đến bất ngờ. Lúc này thuỷ triều cũng dần rút xuống, làm lộ dần ra bãi cát trắng cong cong hình vòng cung bao lấy những đợt sóng biển rì rào. Những mỏm đá nhô ra biển chính là nơi hoàn hảo để ngắm cảnh hoàng hôn.
[WOWTIMES] Lịch sử hình thành và xây dựng của Hải đăng Kê Gà
Theo lịch sử hàng hải, khu vực Mũi Kê Gà được coi là một vị trí cực kỳ hiểm yếu của vùng biển từ Phan Rang đi Vũng Tàu. Ngay từ các thế kỷ trước đã có rất nhiều thuyền buôn qua lại nơi đây và bị đắm do không xác định được tọa độ, vị trí. Để đáp ứng nhu cầu vận tải của quân đội Pháp cũng như tàu buôn của nước ngoài qua đây, người Pháp đã nghiên cứu và cho xây dựng ngọn hải đăng Kê Gà. Có nhiều giải thích về tên gọi Kê Gà hay còn gọi là Khe Gà. Cách giải thích phổ biến nhất là vì mũi đất này có khe giống đầu mỏ của một con gà. Một cách giải thích khác cho rằng ngày xưa ở đây có nhiều gà rừng sinh sống. Thời Pháp thuộc, khi vẽ bản đồ hành chính người ta ghi là Kéga, theo cách phát âm của người Pháp, về sau quen gọi là Kê Gà.
Tháng 2/1897, công trình bắt đầu được khởi công và xây dựng rong vòng 2 năm. Hải đăng Kê Gà được hoàn thành vào năm 1898.
Năm 1900, Hải đăng Kê Gà được đưa vào hoạt động.
Cho đến nay, các nhà khảo cổ vẫn chưa rõ đá hoa cương được sử dụng để xây ngọn hải đăng Kê Gà được người Pháp đưa từ đâu đến, vì trong khu vực này không hề có đá cùng loại. Và người ta cũng không rõ công trường chính mà các kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng Pháp sử dụng trong quá trình thi công ngọn hải đăng này được đặt ở đâu, bởi tất cả những khối đá hoa đều đã được chạm, khắc thành từng ô, từng hình cụ thể, trước khi được khớp với nhau tại chính công trình xây dựng ngọn hải đăng. Điều đặc biệt ấn tượng là toàn bộ công trình gồm toàn những phiến đá được đẽo gọt công phu và kết dính với nhau bằng một loại vữa đặc biệt, hơn trăm năm không có một vết rạn, như một mũi tên kiêu hãnh vươn lên trời xanh.