Kinh thành Huế hay Thuận Hóa kinh thành là một tòa thành ở cố đô Huế, nơi đóng đô của triều đại nhà Nguyễn trong suốt 143 năm từ 1802 đến khi thoái vị vào năm 1945. Hiện nay, Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới.

Kinh thành Huế bắt đầu được xây dựng từ mùa hè năm 1805, dưới thời vua Gia Long. Trước đó, từ năm 1803 việc quy hoạch kinh thành đã được diễn ra. Toàn bộ quá trình khảo sát thực địa do chính vua Gia Long và các đại thần triều Nguyễn đảm nhận. Hệ thống kiến trúc Kinh thành Huế được hoạch định theo những nguyên tắc chặt chẽ, đăng đối: chia ra các vị trí tiền, hậu, tả, hữu, thượng, hạ, chiêu mục tất cả đều nhất quán. Nó thể hiện những khái niệm triết lý, chính trị, tư tưởng của Nho giáo phương Đông. Trong suốt 143 năm, từ 1802 đến 1945, nơi đây là nơi đóng đô của vương triều nhà Nguyễn.
.jpg)
Kinh thành Huế được xây dựng trên cơ sở kết hợp các nguyên tắc kiến trúc của phương Đông với kỹ thuật bố phòng quân sự theo kiểu thành lũy của Vauban (Pháp) và vận dung một cách khéo léo, thích ứng vào điều kiện địa hình tại chỗ nên nó đã trở thành một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật quân sự độc đáo, một kỳ quan văn hóa của dân tộc. Mặc dù đã chịu đựng sự tàn phá của thời gian gần 2 thế kỷ và nhất là bom đạn trong chiến tranh, Kinh thành Huế vẫn tồn tại hầu như đầy đủ diện mạo của nó. Mang giá trị cao về nhiều phương diện, toà thành cổ này đã được Nhà nước công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hoá Quốc gia vào ngày 12-5-1998 và được UNESCO xem là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật quan trọng nhất thuộc Quần thể Di tích Huế, Di sản Thế giới.

Điểm thu hút nổi bật nhất của Cố đô Huế là Kinh thành, tiêu biểu cho tầm vóc và sức sống của cả dân tộc. Trong lịch sử Việt Nam thời cận đại công trình xây dựng Kinh thành Huế là một công trình đồ sộ, bề thế và quy mô. Mỗi công trình kiến trúc trong Kinh thành Huế là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, đặc sắc, độc đáo, thể hiện một phần những yếu tố triết lý, tâm linh và giá trị thẩm mỹ riêng biệt của người Việt cổ. Có thể nói, mỗi công trình, mỗi dự án là sự tâm huyết của những nghệ nhân sáng tạo và công lao xây đắp của tổ tiên. Chính vì vậy mà mỗi góc, mỗi nơi đều mang vẻ đẹp riêng biệt nhưng kết hợp lại mang một vẻ đẹp hài hòa đặc trưng của Kinh thành.

Điện Thái Hòa- Biểu trưng của quyền lực triều Nguyễn
Kinh thành Huế hiện có 7 lăng tẩm của các vua triều Nguyễn với lối kiến trúc riêng và đặc biệt: bề thế lăng Gia Long, thâm nghiêm lăng Minh Mạng, thanh thoát lăng Thiệu Trị, thơ mộng lăng Tự Đức, đơn giản lăng Dục Đức, hài hòa lăng Đồng Khánh, tinh xảo lăng Khải Định. Các lăng tẩm được xây dựng với hai chức năng là nơi các vua chúa khi còn sống đến để vui chơi và nơi chôn cất khi họ băng hà. Chính vì thế mà tất cả các lăng tâm đều được xây dựng theo kiến trúc rất đặc sắc với phong cảnh hữu tình và hà hòa với thiên nhiên.

[WOWTIMES] Lịch sử hình thành và quá trình xây dựng của Kinh thành Huế.
Trước khi xưng đế, vào tháng 4 năm Nhâm Tuất (1802) vua Gia Long đã bắt đầu cho xây dựng Hoàng Thành (tức Đại Nội).

Năm 1804, song song với công tác kiến trúc Hoàng Thành, vua hạ lệnh cho xây Cung Thành (tức Tử Cấm Thành).
Mùa hè năm 1805, dưới thời vua Gia Long, Kinh thành Huế bắt đầu được xây dựng, triều đình huy động khoảng 30 nghìn dân và lính phục vụ cho việc ngăn sông, đào hào.
Năm 1818, số người huy động xây dựng thành lên đến 80 nghìn người, tập trung xây gạch ốp ở 4 mặt Đông – Tây – Nam – Bắc.
Năm 1831-1832, vua Minh Mạng cho xây dựng thêm tường bắn ở mặt ngoài của vòng thành, hoàn thiện kiến trúc của kinh thành.
Năm 1832, công việc xây đắp Kinh thành đã xong. Công cuộc xây dựng Kinh thành được bắt đầu từ mùa hè năm 1802 và hoàn thành cơ bản vào năm 1832 trải dài suốt 30 năm.
Kiến trúc cung đình đồ sộ của Kinh thành Huế.

Hiển Lâm Các - đài kỷ niệm ghi nhớ công tích của vua và các quan đại thần nhà Nguyễn
Kinh thành Huế - tổng thể kiến trúc của Cố đô Huế được xây dựng trên một mặt bằng diện tích hơn 500ha và được giới hạn bởi 3 vòng thành theo thứ tự ngoài lớn, trong nhỏ: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. Tổng thể kiến trúc này dùng núi Ngự Bình làm tiền án và dùng hai hòn đảo nhỏ trên sông Hương là Cồn Hến và Dã Viên làm 2 yếu tố phong thuỷ rồng chầu hổ phục (Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ) để bảo vệ Cố đô.
Kinh Thành Huế: Do vua Gia Long xây dựng từ năm 1805 và sau này được vua Minh Mạng tiếp tục hoàn thành vào năm 1832. Tại đó các vua triều Nguyễn đã cho xây dựng khá nhiều thành quách, cung điện và các công trình của hoàng gia. Trải qua gần 200 năm khu kinh thành hiện nay còn hầu như nguyên vẹn với gần 140 công trình xây dựng lớn nhỏ.
Hoàng Thành (Ðại Nội): Nằm ở khoảng giữa kinh thành là nơi đặt các cơ quan cao nhất của chế độ quân chủ và là nơi thờ tự các vua chúa đã quá cố. Hoàng Thành có mặt bằng gần vuông, mỗi bề khoảng 600m, xây bằng gạch, cao 4m, dày 1m, xung quanh có hào bảo vệ, có 4 cửa để ra vào, riêng Ngọ Môn chỉ dành để cho vua đi.

Đại Nội Kinh thành Huế
Tử Cấm Thành: là vòng thành nằm trong Hoàng Thành ngay sau lưng Điện Thái Hoà. Tử Cấm Thành dành riêng cho vua và gia đình vua. Tử Cấm Thành được xây dựng năm 1804, bao gồm gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ và có 7 cửa ra vào. Ðại Cung Môn là cửa chính ở mặt tiền chỉ dành cho vua đi vào. Cần Chánh (nơi vua làm việc hàng ngày). Càn Thành (nơi vua ở), Cung Khôn Thái (chỗ ở của Hoàng Quý Phi). Duyệt Thị Ðường (nhà hát), Thượng Thiện (nơi nấu ăn cho vua), Thái Bình Lâu (nơi vua đọc sách).

Kinh thành Huế có giá trị lớn về mặt phòng thủ. Chung quanh thân thành có 24 pháo đài, cùng một thành phụ là Trấn Bình đài (Mang cá nhỏ). Tất cả các công trình đó cùng với vòng đai Hộ Thành hà bảo vệ bên ngoài đã tạo nên một hệ thống bố phòng vững chắc.

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, Kinh thành Huế vẫn mang vẻ đẹp uy nghiêm, lưu giữ những tinh hoa của các triều đại nhà Nguyễn hàng trăm năm trước. Khi đến Huế, không thể không một lần tới thăm khu vực Kinh thành xưa để cảm nhận những dấu vết vàng son một thủa.