James .T. Russell là một nhà phát minh người Mỹ. Ông sinh năm 1931 tại thành phố Bremerton, tiểu bang Washington. Ông chính là người đã phát minh ra đĩa compact (đĩa CD), bên cạnh nhiều phát minh khác, nhưng phát minh đĩa CD của ông gây được tiếng vang nhất.
James .T. Russell bắt đầu phát triển ý tưởng này từ năm 1950 và đầu những năm 1960, ông là một người cảm thụ âm nhạc tốt và có sở thích nghe nhạc cổ điển, do ông cảm thấy mệt mỏi với sự hao mòn của các đĩa nhựa cùng chất lượng âm thanh kém của chúng. Nhờ đó ông đã cố gắng tìm cách để cải thiện việc này bằng cách thay bằng vật liệu khác là kim, nhưng lần thử đó không thành công.
James .T. Russell lấy bằng cử nhân vật lý và tốt nghiệp tại trường Cao đẳng Reed ở thành phố Portland. Sau đó, ông trở thành Nhà vật lý tại phòng thí nghiệm General Electrics gần đó ở Richland, nơi vợ ông là nhà hóa học Barbara đang công tác tại đây. Tại GE, ông làm việc cho nhà máy hạt nhân Hanford và được bổ nhiệm làm "người giải quyết vấn đề được chỉ định" cho đơn vị thí nghiệm của GE, nhờ công việc này mà Russell đã khởi xướng nhiều dự án thiết bị đo đạc thử nghiệm.
Từ nhỏ ông luôn là một cậu bé thông minh. Chỉ mới lên 6 tuổi, ông đã nghĩ ra một chiếc chiến hạm điều khiển từ xa có ngăn chứa đồ cho bữa trưa của mình.
Đầu đĩa CD thương mại hóa đầu tiên ra đời năm 1982. Năm 1985, Russell đã giành được 26 bằng sáng chế cho công nghệ CD-ROM. Sau đó, ông thành lập công ty tư vấn của riêng mình, nơi ông tiếp tục sáng tạo và cấp bằng sáng chế cho các hệ thống lưu trữ quang học, cùng với máy quét mã vạch, cửa chớp tinh thể lỏng và các dụng cụ quang học công nghiệp khác. Phát minh mang tính cách mạng nhất gần đây của ông là máy ghi và phát dữ liệu quang tốc độ cao không có tích hợp bộ phận chuyển động.
Lúc đầu, James đã thử sử dụng một cây kim xương rồng, thay vì kim thép, để làm bút cảm ứng, nhưng đã không thành công. “Sau mỗi lần ghi, bạn phải nắn lại kim,” ông nhớ lại. Nhưng ngay sau đó khi ông ở nhà một mình vào một buổi chiều thứ bảy, ông đột nhiên nhận ra rằng sự hao mòn trên đĩa hát do tiếp xúc từ bút stylus (bút cảm ứng) với đĩa hát, điều này có thể tránh được bằng cách sử dụng đèn để đọc nhạc mà không cần chạm vào đĩa – chính ý tưởng này đã làm lóe lên ý tưởng cho ông sáng tạo ra đĩa CD như hiện nay.
Theo Liên minh Kỷ lục Thế Giới (Worldkings.org)