Khu di tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là nơi an nghỉ của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), một nhà Nho yêu nước và là thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Internet)
ĐÔI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI CỤ PHÓ BẢNG NGUYỄN SINH SẮC
Cụ Nguyễn Sinh Sắc sinh năm 1862, tại Làng Sen, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 1894, cụ dự thi hương năm Giáp Ngọ và đỗ cử nhân. Năm Thành Thái thứ 13 (1901) cụ đỗ Phó bảng kỳ thi Hội khoa Tân Sửu và được vua Thành Thái ban tặng biển "Ân tứ ninh gia" (Ơn ban cho gia đình tốt). Tháng 6/1906, sau thời gian từ chối ra làm quan, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc lên đường vào kinh thành Huế nhậm chức Thừa biện bộ lễ. Năm 1917, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc được ông Lê Quang Hiển, một điền chủ yêu nước ở Cao Lãnh, mời về Cao Lãnh, từ đây cơ duyên cụ Phó bảng gắn bó sâu nặng với người dân nơi đây. Sống ở làng Hòa An, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, cụ Nguyễn Sinh Sắc làm nghề dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho người dân. Điều này cho thấy, cụ chỉ đoạn tuyệt với chính quyền phong kiến thối nát chớ cụ không hề từ bỏ Nhân dân, dù làm một ông quan phụ mẫu hay là một ông thầy đồ nghèo, cụ vẫn hướng đến Nhân dân, chăm lo cho người dân cùng khổ. Song, chữ nghĩa và những thang thuốc của cụ Phó bảng cũng chỉ cứu giúp được một bộ phận nhỏ người dân, muốn cứu cả dân tộc thoát khỏi bóng tối của kiếp sống "một cổ hai tròng", đòi hỏi phải có con đường cách mạng đúng đắn và triệt để. Có lẽ đó là nỗi trăn trở khiến cụ Phó bảng đã đưa con trai của mình là Nguyễn Tất Thành, tức Chủ tịch Hồ Chí Minh, đến gặp người chí sĩ yêu nước Phan Chu Trinh để bàn phương cách cho Nguyễn Tất Thành sang Pháp tìm đường cứu nước. Để rồi, ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên mảnh khảnh Nguyễn Tất Thành đã ra đi từ bến cảng Nhà Rồng, mở đầu cho một trang rực rỡ của lịch sử dân tộc Việt Nam ta. Trang sử hào hùng ấy sẽ không thể được viết lên nếu không có sự đóng góp to lớn của vị thân sinh Hồ Chủ tịch, tức cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
Tượng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong khuôn viên khu di tích. (Ảnh: Internet)
Cụ mất ngày 26/11/1929, thọ 67 tuổi. Cảm phục trước tấm lòng yêu nước thương dân của một chí sĩ, nhà Nho yêu nước, sau khi cụ mất dân làng Hòa An an táng cụ tại địa phương. Khu mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc ban đầu an táng chỉ là ngôi mộ nhỏ, sau đó được người dân địa phương xây lên nấm mộ bằng xi măng. Sau ngày đất nước hòa bình, thống nhất, tỉnh Đồng Tháp xây dựng lại ngôi mộ khang trang, mộ được tôn cao hơn nhưng vẫn nằm đúng vị trí mà dân làng Hòa An an táng cụ.
KHU DI TÍCH MỘ CỤ PHÓ BẢNG NGUYỄN SINH SẮC - NƠI TÁI HIỆN VÀ TÔN VINH CUỘC ĐỜI CỦA BẬC HIỀN NHÂN
Khuôn viên rộng rãi nhiều cây xanh. (Ảnh: Hiếu Photo)
Khu mộ được ốp đá hoa cương, nấm mộ màu xám tro yên vị trên nền mộ bằng đá mài trắng hình lục giác không đều, mở rộng dần ra hai bên và phía trước. Mái che hình cánh sen cách điệu giống hình dáng bàn tay xòe úp xuống, đầu mái đắp nổi hình tượng chín đầu rồng, tượng trưng cho Nhân dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long luôn che chở và bảo vệ ngôi mộ người chí sĩ yêu nước. Phía trước mộ là đỉnh trầm có tạc hình hoa sen búp được làm bằng đá cẩm thạch. (Ảnh: Internet)
Trước khu mộ là hồ sen hình ngôi sao 5 cánh. (Ảnh: Internet)
Nhà trưng bày. (Ảnh: Internet)
Bức tượng đồng tư thế ngồi của cụ Phó Bảng. (Ảnh: Internet)
Một điểm nhấn trong Khu di tích nữa là ngôi nhà sàn Bác Hồ được phục chế nguyên mẫu ngôi nhà sàn của Bác ở thủ đô Hà Nội. Tại đây, những hiện vật được tái dựng, sắp xếp chân thực giúp mỗi du khách tìm đến có thể cảm nhận và hình dung được cuộc đời thanh đạm của Bác từ góc làm việc đến nơi nghỉ ngơi. Đây cũng là cách để những người dân miền Nam không có điều kiện ra thăm Thủ đô Hà Nội vẫn cảm thấy như được thăm ngôi nhà sàn của Bác ở Phủ Chủ tịch khi đến tham quan khu di tích.
Ngôi nhà sàn Bác Hồ. (Ảnh: Internet)
Khu di tích còn tái hiện lại nét đẹp của không gian văn hóa làng Hòa An quen thuộc ở đầu thế kỷ XX, trên diện tích trên 22.000m. Khu vực này có những ngôi nhà truyền thống của các hộ dân trong làng, rạch Cái Tôm, vườn cây ăn trái, những hàng dừa, cây cầu khỉ, đường làng quanh co. Những hình ảnh sinh hoạt văn hóa, giải trí, sản xuất,… mô tả một phần cuộc sống lao động sản xuất của làng Hòa An. Bên trong làng Hòa An được tái hiện này, nổi bật và ấn tượng là những ngôi nhà gỗ có kiến trúc truyền thống, được xây dựng tỷ lệ 1/1 như: nhà chữ đinh, nhà bát dần, nhà nọc ngựa, nhà sàn… Trong các ngôi nhà này được bày trí với các không gian chính, phụ, thể hiện nếp ăn, nếp ở, thờ cúng ông bà tổ tiên mang đậm bản sắc văn hóa và tính cách con người Hòa An xưa. Cùng với không gian nhà ở, một số hình ảnh sinh động về sinh hoạt của những làng nghề tiêu biểu của người dân Hòa An xưa là nghề trồng và xắt thuốc lá với sản phẩm nổi danh "thuốc rê Cao Lãnh"; làng nghề chằm lá lợp nhà, nghề mộc, nghề dệt, nghề rèn và xay lúa, giã gạo,… từng là niềm tự hào về bàn tay tài hoa đầy sáng tạo của người dân Hòa An.
Phục dựng Làng Hòa An xưa - nơi đã gắn bó với cụ Phó bảng những năm tháng cuối đời. (Ảnh: Tổng hợp)
Đền thờ cụ Phó bảng. (Ảnh: Internet)
KHU DI TÍCH VỚI 02 TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC ĐƯỢC VINH DANH KỶ LỤC VIỆT NAM
Ông Nguyễn Mạnh Quý - Thường trực Hội đồng Tư vấn xác lập Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao bằng kỷ lục Việt Nam đến đại diện Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc. (Ảnh: VietKings)
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ".
Tác phẩm điêu khắc nghệ thuật hình hoa sen và 12 con giáp trên gốc cây nguyên khối lớn nhất Việt Nam. (Ảnh: VietKings)
- Tác phẩm điêu khắc nghệ thuật hình trống đồng Đông Sơn và 9 đầu rồng trên gốc cây nguyên khối lớn nhất Việt Nam
Hình ảnh trống đồng Đông Sơn và 9 đầu rồng được điêu khắc rất độc đáo bằng nguyên gốc dầu cổ thụ. Gốc cây Dầu này có đường kính 5,8m, nặng khoảng 10 tấn với tuổi thọ hơn 100 năm ở Đình Long Khánh, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, được vận chuyển về Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc. Sau quá trình chế tác, gốc cây này đã trở thành tác phẩm điêu khắc nghệ thuật độc đáo với hình trống đồng Đông Sơn và 9 đầu rồng đường kính nhỏ nhất là 1,9m, lớn nhất là 5,5m và chiều cao 1,4m.
Mặt trên gốc là hình trống đồng Đông Sơn tượng trưng cho nền văn hóa Việt Nam, xung quanh là 9 đầu rồng tượng trưng cho 9 nhánh Đồng bằng sông Cửu Long; trong đó có một con rồng đang thế vươn lên, bay xa tượng trưng cho ước mơ Đồng Tháp cùng với Đồng bằng sông Cửu Long vươn lên, bay xa và hội nhập.
Tác phẩm điêu khắc nghệ thuật hình trống đồng Đông Sơn và 9 đầu rồng trên gốc cây nguyên khối lớn nhất Việt Nam. (Ảnh: VietKings)