Tết cổ truyền của Mông Cổ sẽ không trọn vẹn nếu thiếu món bánh này

02-02-2019

(Kyluc.vn) - Mỗi đất nước đón Tết âm lịch với những món ăn truyền thống đặc sắc. Ở Mông Cổ người ta có món bánh hấp nhân thịt cừu hay còn gọi là Buuz là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết.

 

 

Tsagaan Sar nhìn chung giống Tết Nguyên Đán của Việt Nam. Họ cũng đón Tết trong ba ngày, cũng đi thăm họ hàng, bè bạn, cũng làm các món ăn truyền thống để thết khách đến chơi nhà, trong đó có món buuz “huyền thoại” mà ai đã từng đến Mông Cổ chắc chắn đều biết.

 

 

Cứ gần đến Tsagaan Sar, chủ đề của các học sinh Mông Cổ khi gặp nhau sẽ là "nhà làm được bao nhiêu bánh buuz rồi". Người bảo 3.000 cái, người bảo 5.000 cái, người bảo phải làm được chục nghìn cái rồi. Ai lần đầu nghe đến số lượng bánh này cũng đều hoảng hốt vì không hiểu sao họ lại phải làm nhiều bánh thế.

 

 

Tính ra, mỗi tốp khách, thường là một gia đình sang thăm gia đình khác, khoảng 5 đến 7 người sẽ “tiêu thụ” hàng trăm cái buuz. Đấy là chưa kể khi về chủ nhà còn gói bánh buuz chưa hấp làm quà cho khách mang về nữa. Do đó, việc làm hàng nghìn cái buuz để chuẩn bị cho Tsagaan Sar hóa ra lại là điều dễ hiểu. 

 

 

Bánh Buuz có hình dáng gần giống bánh bao hấp của người Trung Hoa. Được làm từ bột mì, nhào với nước ấm, muối và một ít lá thì là tạo nên lớp vỏ bánh dẻo nhưng không quá dai để bọc lấy nhân bên trong.

 

 

Nhân bánh được làm từ thịt cừu băm nhuyễn hay thịt bò được trộn cùng gia vị như hành tây, tỏi cùng một số thảo mộc khác. Nhân được trộn đều với gia vị rồi nhào vào lớp vỏ nhỏ đã được cán mỏng. Nhân bánh Buuz đầy được nhồi đầy vào vỏ sau khi hấp chín. Bánh Buuz được dùng ăn một mình hoặc ăn kèm xà lách, bánh mì, rượu sữa ngựa hay rượu vodka.

 

 

Đặc biệt, người Mông Cổ không dùng thìa hay đũa để ăn bánh mà họ dùng tay. Các gia đình luôn chuẩn bị lượng lớn bánh dự trữ để tiếp đón khách những ngày Tết.

 

Theo svntravel


8320