Ông Phạm Đình Phong, sinh ngày 18 tháng 10 năm 1952, đã gửi đến Đại học Kỷ lục Thế Giới với luận án Nội dung kỷ lục "Cuốn sách viết về lịch sử võ học Việt Nam đầu tiên" và đã bảo vệ thành công giá trị nội dung của mình vào ngày 03 tháng 6 năm 2013.

Khởi đầu sự nghiệp viết sách lịch sử võ học, Phạm Đình Phong đã bỏ ra 3 năm (từ năm 1997 – 2000) để viết cuốn Bước đầu nghiên cứu nguồn gốc – đặc trưng Võ cổ truyền Bình Định, sau đó ông mất thêm hơn 10 năm nữa để đi khắp đất nước Việt Nam sưu tầm, đúc kết các nguồn tư liệu về võ học Việt Nam để viết cuốn Lịch sử võ học Việt Nam. Ông Phạm Đình Phong đã hoàn thành những yêu cầu cho danh hiệu Tiến sĩ danh dự của Đại học Kỷ lục Thế giới với đề tài trên.
Nhà nghiên cứu Võ học Phạm Đình Phong nhận bằng Tiến sĩ danh dự của Đại học Kỷ lục Thế giới ngày 21.9.2013
Đứng trên đỉnh cao của sự nghiệp sưu tầm, lưu giữ nền võ học nước nhà, Nhà nghiên cứu Võ học – Kỷ lục gia Việt Nam – Tiến sĩ - Phạm Đình Phong đã thực sự vui mừng, xúc động bày tỏ: "Đây là niềm vinh hạnh lớn nhất đời tôi"Tôi gần cả đời gắn bó thủy chung với võ dân tộc và dồn hết tâm lực với võ học Việt Nam .Tôi đã đi khắp mọi miền đất nước, quyết tìm cho kỳ được nguồn sử liệu, hiện vật, di chỉ về nền Võ học vĩ đại của Tổ tiên, nghiên cứu, đúc kết, biên soạn tác phẩm "Lịch sử Võ học Việt Nam”, với tâm nguyện góp phần nhỏ bé vào công cuộc bảo tồn, chấn hưng, tôn vinh, quảng bá để lưu lại đời sau. Đồng thời khẳng định sức mạnh võ công và lịch sử Võ học oai hùng của dân tộc (Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới có nền Võ học hoàn bị nhất ).
Trước đó, vào năm 1997, tôi đã biên soạn cuốn sách Nguồn gốc – Đặc trưng Võ Bình Định. Đây là công trình khoa học quy mô đầu tiên của cả nước, nghiên cứu về Võ dân tộc, được Hội đồng khoa học của Uỷ ban Thể dục Thể thao Việt Nam và UBND tỉnh Bình Định xếp loại xuất sắc.
Điều mong muốn lớn nhất của tôi là Võ dân tộc được Chính phủ nâng lên thành "Quốc Võ”, được xếp loại "Di sản Văn hóa phi vật thể” của quốc gia, cho biên boạn Giáo trình giảng dạy trong Trường học, Quân Đội và đúc kết, nâng cao thành môn võ có đẳng cấp quốc tế. Đặc biệt, rất mong Đại học Kỷ lục Thế giới, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tạo điều kiện giúp đỡ, kết nối với các quốc gia, các Trường Đại học, Viện Nghiên cứu Võ học trên thế giới, để giới thiệu Lịch sử Võ học Việt Nam, thông qua đó góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người và những tuyệt tác Võ học của Việt Nam với bạn bè quốc tế .
Điều vinh dự lớn nhất đời tôi là sau khi hoàn thành tác phẩm, sách Lịch sử Võ học Việt Nam được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) xác lập kỷ lục: "Người viết sách Lịch sử Võ học Việt Nam đầu tiên” và ngày 03/6/2013, được Đại học Kỷ lục Thế giới thông báo bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ danh dự về "Công trình sách Lịch sử Võ học Việt Nam”. Đây vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm rất lớn với tôi, cần phải tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa cho công cuộc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cao đẹp của dân tộc, xứng đáng với phần thưởng cao quý được nhận".
Bản quyền bài viết thuộc về Vietkings.
Vui lòng ghi rõ nguồn khi phát hành lại thông tin này.
- >>>Chân dung Tiến sĩ danh dự Đại học Kỷ lục Thế giới - Ông Nguyễn Khắc Thuần
- >>>Chân dung Tiến sĩ danh dự Đại học Kỷ lục Thế giới - Bác sĩ - Kỷ lục gia Parth Sarthi Shama
- >>>Chân dung Tiến sĩ danh dự Đại học Kỷ lục Thế giới - Ông Lê Văn Tuấn
- >>>Chân dung Tiến sĩ danh dự Đại học Kỷ lục Thế giới - Ông SHARAD GANDHI
- Chân dung Tiến sĩ danh dự Đại học Kỷ lục Thế giới - Đạo diễn, NSƯT Nguyễn Văn Lượng
- Chân dung Tiến sĩ danh dự Đại học Kỷ lục Thế giới - Ông JAYESH HINGLAJIYA