Năm 2012, Hành trình quảng bá Ẩm thực và Đặc sản Việt Nam của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã được nhiều địa phương trong cả nước hưởng ứng tham gia. Thông qua Hành trình này, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã gửi hồ sơ đến Tổ chức kỷ lục châu Á, và lần đầu tiên 12 món ăn đặc sản nổi tiếng của Việt Nam được Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận đạt giá trị ẩm thực châu Á v�� đã trao bằng xác lập về đặc sản đến một số tỉnh thành trong cả nước. Những món ăn đặc sản đó cũng đã được các phương tiện truyền thông của Tổ chức kỷ lục châu Á công bố rộng rãi trong nhiều quốc gia.
Những món ăn đặc sản Việt Nam sau khi được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận và quảng bá, đã tạo ra những hiệu ứng rộng rãi. Nhiều du khách trong nước và quốc tế tìm đến những địa phương có đặc sản được công nhận giá trị ẩm thực châu Á để thưởng thức và cảm nhận.
![]() |
Sinh
viên Trường trung cấp du lịch và khách sạn Saigontourist cùng hình ảnh
12 món ăn VN đạt kỷ lục châu Á tại lễ công bố sáng 7.9. |
Hiểu rõ lợi thế về việc quảng bá đặc sản, ẩm thực, các tỉnh thành trong cả nước đã có những chiến lược riêng của địa phương mình, nhằm giúp người dân trong và ngoài nước có thể hiểu, biết và thưởng thức các món ăn đặc sản của địa phương mình được rộng rãi hơn, từ đó giúp kích cầu phát triển kinh tế du lịch cho địa phương.
Ví như: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã chi ngân sách 10 tỷ để quảng bá đặc sản Bún bò Huế và những đặc sản địa phương đã được Tổ chức Kỷ lục lựa chọn và công nhận.
UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã quyết định đầu tư quảng bá đặc sản Bánh Khọt thông qua các công ty Du lịch và hệ thống nhà hàng quán ngon trong toàn tỉnh, nhằm giới thiệu món Bánh khọt đến bạn bè trong khu vực và trên thế giới.
UBND tỉnh Tây Ninh mở rộng quảng bá món Bánh Canh Trảng Bàng, đồng thời lên kế hoạch để các địa phương trong khu vực và trên thế giới biết rõ hơn nữa món Bánh tráng phơi sương.
UBND tỉnh Gia Lai đang nghiên cứu và lên các đề án quảng bá món Phở khô Gia Lai, giúp mọi người trong nước và du khách biết tới nhiều hơn nữa.
UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đang có những chính sách để thúc đẩy món ăn đặc sản của địa phương ra toàn quốc.
Những chính sách trên của các địa phương cho thấy sự nhanh nhẹn trong vấn đề phát triển thị trường ở lĩnh vực ẩm thực. Đồng thời, cũng cho thấy sự quan tâm của xã hội trong vấn đề phát triển, quảng bá món ăn đặc sản Việt Nam.
Nhận thấy những hiệu ứng tốt như trên, nên lần này, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tiếp tục Hành trình quảng bá hình ảnh của Việt Nam thông qua các giá trị ẩm thực. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tiến hành Hành trình quảng bá Ẩm thực và Đặc sản Việt Nam lần 2 -2013 và tiếp tục chính thức đề cử đến Tổ chức Kỷ lục châu Á lần 2 để quảng bá hơn nữa món ngon đặc sản Việt Nam.
Trong lần này, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tiến hành hai đề cử:
- Đề cử Top 10 món ngon Việt Nam đạt giá trị ẩm thực châu Á lần 2
- Đề cử 09 đặc sản quà tặng Việt Nam nằm trong Top 100 đặc sản quà tặng châu Á 2013
Trong đó:
1. Đề cử Top 10 món ngon Việt Nam đạt giá trị ẩm thực châu Á lần 2, gồm các món: Chả cá Lã Vọng – Hà Nội; Bún cá rô đồng – Hải Dương; Chả Mực Hạ Long – Quảng Ninh; Cao lầu Hội An – Quảng Nam; Bánh canh chả cá – Quy Nhơn (Bình Định); Gỏi lá – Kon Tum; Bánh bèo bì – Bình Dương; Bún suông (đuông) – Trà Vinh; Hủ tiếu Mỹ Tho – Tiền Giang; Bún cá Châu Đốc – An Giang.
Những món ăn trên được đề cử, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã thiết lập hồ sơ dựa trên nguồn gốc xuất xứ, tính phổ biến và mức độ đặc trưng của món ăn, sự hài hòa, tính độc đáo của từng món… Sự độc đáo đa dạng của các món ăn Việt có được từ những nguyên liệu truyền thống kết hợp với những bí quyết và công nghệ chế biến, đến các sản vật và chế phẩm đi kèm…để khi người ăn thưởng thức có thể cảm nhận được những hương vị đậm đà, sức quyến rũ, sự hài hòa của từng món.
2. Đề cử 09 đặc sản quà tặng Việt Nam nằm trong Top 100 đặc sản quà tặng châu Á, gồm có 9 đề cử đầu tiên: Bánh đậu xanh – Hải Dương; Chè – Thái Nguyên; Chè Lam Phủ Quảng – Thanh Hóa; Cà Phê Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk; Sâm Ngọc Linh – Kon Tum; Quế Trà Bồng – Quảng Ngãi; Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng – Tây Ninh; Bánh phồng sữa dừa – Bến Tre; Tiêu Phú Quốc – Kiên Giang.
Chọn những đề cử trên, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam thiết lập hồ sơ dựa vào đặc tính độc đáo vốn có ở các địa phương có đặc sản của Việt Nam, có thể dễ làm quà tặng mang đi cho du khách, mang hương vị riêng của Việt Nam, toát nên hình ảnh và chất lượng giá trị độc đáo của Việt Nam trong từng món quà.
Toàn bộ Hồ sơ đề cử món ăn đặc sản lần này, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam chuyển trực tiếp cho Tổ chức Kỷ lục châu Á nhân dịp đại diện Tổ chức Kỷ lục châu Á đến Việt Nam trong Hội ngộ Kỷ lục Việt Nam lần 26 ngày 21.09.2013.
Với mong muốn, món ăn đặc sản Việt Nam được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến hơn nữa, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam dưới góc nhìn và mối quan hệ với các Tổ chức Kỷ lục trong khu vực và cộng đồng kỷ lục Thế giới rất mong muốn các địa phương có những giá trị ẩm thực nói trên đồng hành cùng chúng tôi để thúc đẩy hơn nữa Hành trình quảng bá đặc sản và ẩm thực Việt Nam ra Thế giới, để từ đó mọi người biết đến văn hóa ẩm thực của Việt Nam và giúp quảng bá hình ảnh Việt Nam ra toàn thế giới.
TỔ CHỨC KỶ LỤC VIỆT NAM CHÍNH THỨC CÔNG BỐ THÔNG TIN