1. “Aesop’s Fables” (Truyện ngụ ngôn Ê-dốp) – Aesop
Được cho là có xuất phát điểm vào khoảng giữa những năm từ 620 đến 560 trước Công nguyên
“Aesop’s Fables” là tập hợp những câu truyện mang ý nghĩa răn dạy người nghe các bài học trong trường đời. Những câu truyện ngụ ngôn này thường được cho rằng là của một nô lệ Hy Lạp thời cổ đại và người kể lại có tên là Aesop (tuy nhiên, cho đến nay, người ta vẫn còn tranh cãi về nguồn gốc của những câu truyện ngụ ngôn này).
Cho đến nay, những câu truyện ngụ ngôn của Aesop vẫn còn là những bài học quan trọng về đạo đức và đã có một tầm ảnh hưởng sâu rộng trong nền văn học và trong những câu truyền miệng phổ biến, ví như “sói đội lốt cừu”, “ba lần gặp sói”, “ngỗng đẻ trứng vàng” và nhiều truyện khác n���a.
2. “The Analects of Confucius” (Luận ngữ) – Confucius (Khổng Tử)
Được cho rằng Khổng Tử và các học trò đã biên soạn đâu trong khoảng từ năm 475 đến năm 221 trước Công nguyên
Còn được biết dưới cái t���a đơn giản là “Sách văn tuyển” hoặc “Luận ngữ”, cuốn sách này là tập hợp những lời nói của người đương thời và tư tưởng của Khổng Tử – triết gia người Trung Quốc – về cách sống của người quân tử mà như Khổng Tử viết trong sách là “cách làm người”.
“Luận ngữ” gồm 20 thiên, mỗi thiên đều lấy chữ đầu mà đặt tên, và các thiên không có liên hệ với nhau.
Ngày nay, “Luận ngữ” vẫn tiếp tục có ảnh hưởng lớn đến nền triết học và đạo lý phương Đông, nhất là ở Trung Quốc.
3. “Anne Frank: The Diary of a Young Girl” (Nhật ký Anne Frank) – Anne Frank
Xuất bản năm 1947
Cuốn sách là một tập hợp những trang nhật ký của Anne Frank, một thiếu nữ đã cùng với gia đình lẩn trốn bọn lính quốc xã chiếm đóng Hà Lan trong hai năm. Lính Đức đã phát hiện ra gia đình cô và họ bị bắt vào năm 1944. Anne Frank chết vì bệnh sốt phát ban tại trại tập trung Bergen-Belsen.
Kể từ khi được phát hành, “Nhật ký Anne Frank” đã được dịch sang hơn 60 ngôn ngữ và vẫn còn là một trong những tài liệu quan trọng về Thế chiến thứ II ở châu Âu được biết đến nhiều nhất và có tầm ảnh hưởng lớn nhất.
4. “The Art of War” (Binh pháp Tôn Tử) – Sun Tzu (Tôn Tử)
Được viết trong khoảng thời gian từ năm 600 đến năm 500 trước Công nguyên
“Binh pháp Tôn Tử” là bộ binh thư của Tôn Tử (tên tục là Tôn Vũ) – thượng tướng quân, đồng thời cũng là quân sư của Ngô Vương. Bộ binh pháp được tôn xưng là Tuyệt tác binh thư hàng đầu của thế giới cổ đại, bao gồm 13 thiên, mỗi thiên đề cập đến một lĩnh vực trong quân sự, ví dụ như về cách dùng gián điệp, phán đoán tình huống, tu dưỡng tướng soái,…
Ngày nay, cuốn sách vẫn còn có một tầm ảnh hưởng rất lớn ở cả phương Đông lẫn phương Tây, những bài học của nó về làm thế nào để khôn khéo hơn đối thủ không những được áp dụng trong quân sự mà còn trong cả kinh doanh và thể thao.
5. “Bury My Heart at Wounded Knee” (tạm dịch: Hãy chôn trái tim tôi trên trận địa Wounded Knee) – Dee Alexander Brown
Xuất bản năm 1970
“Bury My Heart at Wounded Knee” viết về những sự kiện xảy ra của thổ dân da đỏ ở Mỹ vào cuối thế kỷ 19, đặc biệt là về sự bất công và bất tín của chính phủ Hoa Kỳ cũng như về việc các thổ dân bị ép phải di chuyển đến vùng đất mới.
Cuốn sách này được tái bản liên tục và đến nay đã được dịch sáng 17 thứ tiếng. Thông qua những hồ sơ lưu trữ của chính phủ và những bản báo cáo của thống đốc bang, Brown đã và sẽ tiếp tục tiết lộ về cuộc tàn sát cả một tộc người trong nỗ lực “giành lấy” miền tây nước Mỹ.
6. “The Communist Manifesto” (Tuyên ngôn Cộng sản) – Karl Marx & Friedrich Engels
Xuất bản ngày 21/2/1848
Đây là tác phẩm của hai nhà lý thuyết cộng sản nổi tiếng nhất trong lịch sử. Cuốn sách bàn đến cuộc đấu tranh giai cấp, những vấn đề trong chế độ tư bản và khả năng tiềm tàng của chủ nghĩa cộng sản trong tương lai.
Mặc dầu bản tuyên ngôn không gây ảnh hưởng ngay lập tức, nhưng nó đã có tiếng vang đối với giai cấp vô sản trên khắp châu Âu, Mỹ và Nga với lời kêu gọi “Vô sản toàn thế giới, liên hiệp lại!” Ngày nay, nó vẫn còn tiếp tục gây tác động đến các đảng phái chính trị và được nghiên cứu trên toàn thế giới.
7. “A Dictionary of the English Language” (Từ điển tiếng Anh) – Samuel Johnson
Xuất bản năm 1755
Hợp tuyển này bao gồm 4.000 mục từ điển hình nhất, thú vị nhất và có sức hấp dẫn mang tính lịch sử nhất trong tiếng Anh. Nó trải rộng từ trang phục, thực phẩm đến khoa học, tình dục và nhiều lĩnh vực khác nữa, tất cả đều có cách phát âm gốc và dẫn các ví dụ từ tác phẩm của Shakespeare và Milton.
”A Dictionary of the English Language” được Jane Austen, Charles Dickens, ba chị em nhà Brontë và nhiều nhà văn khác nữa sử dụng, do đó nó không chỉ có ảnh hưởng trong nền văn học cổ điển mà còn tiếp tục là lựa chọn của các nhà văn, học giả, chính trị gia và các nhà xuất bản trong việc tiếp thu tiếng Anh.
8. “The Feminine Mystique” (tạm dịch: Bí ẩn tâm lý nữ giới) – Betty Friedan
Xuất bản năm 1963
Hồi đó, khi mà hầu khắp phụ nữ được xã hội công nhận đều sẽ trở thành những bà nội trợ thỏa mãn với công việc của mình, Betty Friedan đã công khai phản đối nền văn hóa, việc quảng bá những quan điểm mới và tình trạng ghét bỏ giới nữ trong tác phẩm “The Feminine Mystique” của mình – một cuốn sách tập trung khai thác nội tâm rối loạn của những người phụ nữ trên đất Mỹ.
Cuốn sách đã nhen lửa cho làn sóng nữ quyền lần thứ hai thông qua những lời khuyến khích phụ nữ phải biết nhìn xa vượt hẳn ra ngoài cuộc sống hôn nhân và chức năng làm vợ, làm mẹ của mình và thách thức những tiêu chuẩn đạo đức truyền thống về thói gia trưởng.
9. “Hiroshima” – John Hersey
Xuất bản năm 1946
Được sáng tác bởi nhà văn đoạt giải Pulitzer John Hersey, “Hiroshima” kể về cuộc đời của sáu con người sống sót sau vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima, Nhật vào ngày 6/8/1945. Ký ức của sáu người này cho người đọc biết về những sự mất mát lớn lao, nỗi kinh hoàng khủng khiếp và lòng dũng cảm khôn cùng.
40 năm sau, Hersey trở lại Hiroshima để tìm kiếm những người sống sót mà ông đã phỏng vấn hồi đó và tìm hiểu số phận của họ. Cuốn sách sẽ tiếp tục có tác động đến những thế hệ trong tương lai về việc suy tính xem có nên sử dụng bom nguyên tử trong các cuộc chiến trên thế giới hay không và những hệ quả của sự thiêu hủy hàng loạt bởi một vụ nổ hạt nhân trong thế giới thực sẽ là như thế nào.
10. “How the Other Half Lives” (tạm dịch: Nửa kia sống thế nào?) – Jacob Riis
Xuất bản năm 1890
Khoảng thời gian vào cuối thế kỷ 19 không phải là thời điểm tốt cho giai cấp vô sản ở New York. Họ sống trong nh��ng tòa chung cư dơ dáy, và nhà báo Jacob A. Riis đã giao cho mình nhiệm vụ phải làm sao cho giới thượng lưu và trung lưu thấy được những điều kiện hiểm nguy mà người nghèo phải đối mặt hàng ngày là nhiệm vụ thông qua những biểu đồ, các bản phác họa, những số liệu thống kê và những bức hình chụp của mình.
“How the Other Half Lives” không những đã hối thúc việc thực thi những biến chuyển rõ rệt trong các trường học, công xưởng bóc lột sức lao động của nhân công và các tòa chung cư ở khu Lower East Side mà còn là nền tảng cho nghề viết báo “xoi mói” trong tương lai.
11. I Ching: The Book of Change (Kinh Dịch: Quyển Kinh về biến dịch)
Khởi nguyên vào thiên niên kỷ thứ 3 hoặc thứ 2 trước công nguyên
Còn được biết với cái tên ngắn gọn “Kinh Dịch”, tác phẩm này được coi là một lời sấm và là một cuốn sách kinh điển rất lâu đời của người Trung Hoa.
Điểm mấu chốt trong Kinh Dịch ấy là có thể nhận thức được bằng giác quan – không chỉ Khổng giáo và Lão giáo có chung căn nguyên ở đây mà cho đến nay mọi người trên toàn thế giới vẫn còn sử dụng nó để gieo quẻ dự đoán tương lai.
12. “Incidents in the Life of a Slave Girl” (tạm dịch: Những việc xảy ra trong đời một nữ nô lệ) – Harriet A. Jacobs
Xuất bản năm 1861
Câu chuyện kể của cô nô lệ này là những lời mô tả tỉ mỉ theo thời gian về chính cuộc đời nô lệ của Jacobs. Tác phẩm đưa ra những bằng chứng rõ ràng về nạn ngược đãi giới tính kinh hoàng mà những nữ nô lệ phải đối mặt: bị cưỡng hiếp, áp lực phải thực hiện giao cấu từ lúc còn rất nhỏ tuổi, mang bán con mình và mối quan hệ giữa những nữ nô lệ với bà chủ của mình.
(Còn tiếp)