Hoàng thất Nhật Bản tập hợp những thành viên trong đại gia đình của đương kim Thiên hoàng. Theo Hiến pháp hiện hành của Nhật Bản, Thiên hoàng là biểu tượng của quốc gia và sự đoàn kết dân tộc.
Tuy Thiên hoàng không phải là nguyên thủ quốc gia, nhưng ông vẫn thường được coi là một vị nguyên thủ quốc gia. Các thành viên khác trong Hoàng thất mang những trách nhiệm về nghi lễ nhưng không được tham chính.
|
Nhà Yamato của Nhật Bản là Triều đại thừa tập lâu dài nhất trong lịch sử vẫn còn tồn tại. Hoàng thất công nhận 125 vị Thiên hoàng chính thống kể từ Thiên hoàng hoàng đầu tiên là Thần Vũ , bắt đầu vào ngày 11 tháng 2 năm 660 trước công nguyên cho đến đương kim Thiên hoàng Naruhito (Lệnh Hòa).
heo truyền thuyết, dân tộc Nhật Bản là con cháu của nữ thần Mặt Trời Amaterasu. Những ghi chép vào thế kỷ thứ 8 nói rằng nữ thần đã để lại cho cháu trai bà một chiếc gương, một thanh kiếm và châu báu, theo New York Times. Người cháu sau đó đã trao những món đồ này cho vị hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản - Jimmu (Thần Vũ).
Những "nhà cải cách" dưới thời Minh Trị, giữa thế kỷ 19, tuyên bố vua Jimmu lên ngôi vào năm 660 TCN, chính thức hóa sự ra đời của nền quân chủ Nhật Bản. Họ cũng tuyên bố Nhật hoàng là "thiêng liêng và bất khả xâm phạm" và đặt ra quy định chỉ truyền ngôi cho nam giới.
Trong tiếng Nhật, hoàng đế được gọi là "tenno", có nghĩa là "thiên hoàng", hàm ý rằng hoàng gia là hậu duệ của các vị thần. Tính từ thời vua Jimmu đến nay, hoàng gia đã trải qua 125 đời "thiên hoàng", trong đó phần đầu lịch sử với 25 vị vua vẫn còn nhiều bí ẩn và hầu như là huyền sử.
Chính điều đó đã làm dấy lên những cuộc tranh luận về nguồn gốc của các hoàng đế Nhật Bản. Một trong những giả thiết cho rằng hoàng tộc Nhật Bản là hậu duệ của nhà Paekche, thế lực cai trị vùng phía tây nam bán đảo Triều Tiên từ thế kỷ 1 TCN đến năm 660.
Trong lịch sử Nhật Bản, ngai vàng thường chỉ được truyền cho dòng nam của hoàng thất. Trước thời Minh Trị Duy Tân, lịch sử Nhật có tám nữ Thiên hoàng, tất cả đều là con gái của dòng nam của Hoàng thất, không một ai kế vị với tư cách là vợ của vua đã mất cũng như không có bất cứ vị nữ Thiên hoàng nào kế hôn hoặc sinh con sau khi kế vị.