Vantablack là một chất làm bằng mảng ống nanô cácbon liên kết theo chiều dọc và là vật chất nhân tạo đen nhất được biết,[1][2] được tạo ra vào năm 2014. Nó có thể hấp thụ đến 99,965% số bức xạ trong quang phổ nhìn thấy được.
Vantablack là loại vật liệu mới mà các nhà khoa học tại Anh đã tạo ra trong phòng thí nghiệm. Loại vật liệu này được có cấu trúc là các ống nano carbon được ép chặt với nhau, đến mức mà ánh sáng sau khi lọt vào sẽ không thể thoát ra được.
Chính vì vậy mà đây là loại vật liệu “đen nhất thế giới”, độ tối của nó thậm chí còn không thể đo được. Các nhà khoa học đã thử nghiệm với nhiều loại ánh sáng khác nhau và Vantablack đều có thể hấp thụ chúng một cách hoàn toàn, không có chút ánh sáng nào phản hồi lại sau khi được chiếu vào loại vật liệu này.
Chất này có nhiều ứng dụng tiềm năng, bao gồm việc loại bỏ nhiễu loạn trong kính thiên văn, đặc biệt là kính thiên văn Hubble và cải thiện hiệu năng của các camera hồng ngoại cả trên trái đất và trong không gian. Ben Jensen, Giám đốc Công nghệ Surrey NanoSystems, giải thích: "Ví dụ, nó làm giảm nhiễu loạn, nâng cao khả năng của các kính viễn vọng nhạy cảm để có thể nhìn thấy những ngôi sao yếu ớt... Hệ số phản xạ cực thấp của nó cải thiện độ nhạy của thiết bị đo mặt đất, không gian và không khí.".
Vantablack cũng có thể tăng khả năng hấp thụ nhiệt trong các vật liệu được sử dụng trong công nghệ năng lượng mặt trời tập trung, cũng như các ứng dụng quân sự như ngụy trang nhiệt. Độ sáng của Vantablack và khả năng mở rộng hỗ trợ một loạt các ứng dụng.
Được tạo thành từ rất nhiều ống nano carbon, nhưng chiếm tỷ lệ lớn của loại vật liệu này lại là không khí. Các ống nano carbon này gần như không có khối lượng, vì vậy mà Vantablack cũng gần như không có khối lượng.
“Nếu không có khối lượng, cũng có nghĩa là không có lực tác động khi nó tăng tốc”, ông Northam cho biết. Điều này khiến cho Vantablack trở thành loại vật liệu lý tưởng cho các thiết bị được phóng lên không gian.