Quỳnh Hoa: Bà chúa nghề tằm
09-10-2012
Trồng dâu nuôi tằm là một điểm đặc sắc lớn trong kinh tế canh nông của ngành nông nghiệp từ xưa đến nay và được truyền bá rộng rãi. Đây cũng là một nghề truyền thống ở Việt Nam tồn tại hàng trăm năm nay, dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nhưng nghề cổ truyền ấy vẫn sống như một mạch ngầm, âm thầm mà mạnh mẽ.
-
Giỗ tổ ngành sân khấu
27-09-2012
Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên, Hương Lan... và rất đông nghệ sĩ đã cùng nhau làm nên một ngày giỗ tổ ngành sân khấu rất trang trọng và ấm cúng.
-
Ông tổ nghề thám tử tư ở Việt Nam
20-08-2012
Theo tài liệu báo chí cũ, một trong những người làm nghề thám tử tư đầu tiên ở VN là ông Lê Văn Lương với văn phòng thám tử tư đặt tại 109A Pasteur, Sài Gòn cũ mang tên “Lelion Lefort Agency” mà ông khởi nghiệp từ năm 1962.
-
Ông tổ nghề chạm bạc Đồng Xâm - Nguyễn Kim Lâu
31-07-2012
(Kỷ Lục) Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm thuộc xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình từ lâu nổi tiếng khắp nơi bởi độ tinh xảo với những món hàng độc đáo. Sản phẩm của làng nghề dường như không chỉ có mặt ở nhiều tỉnh thành trong nước mà còn được khách ngoài nước biết tiếng. Nghề truyền thống này là niềm tự hào của người dân nơi đây, do thu hút một lực lượng lao động khá lớn, đến 1.500 người và nó đem lại thu nhập ổn định cho nghề làm nghề.
-
Ông tổ nghề kim hoàn
23-07-2012
(Kỷ Lục) Ông Cao Đình Bộ sinh năm 1744 tại làng Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Xuất thân từ một gia đình nông dân, thuở thiếu thời ông rất ham học và được truyền thụ nền giáo dục của đạo Nho. Lớn lên ông làm nghề bịt đồng. Thế nhưng, niềm đam mê lớn trong ông là trở thành một người thợ kim hoàn xuất sắc. Ước mơ mãnh liệt ấy ngày đêm luôn thôi thúc, buộc ông lên đường “tầm sư học đạo”. Để học được nghề, ông phải cải trang người Hoa xin vào giúp việc cho một chủ tiệm vàng ở Thăng Long (Hà Nội). Bởi thời kỳ này chỉ có người Trung Hoa mới nắm được cách chế tác và độc quyền sản xuất, buôn bán vàng bạc.
-
Tổ nghề dát vàng Kiêu Kỵ
12-07-2012
(Kỷ lục) Kiêu Kỵ thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội là nơi duy nhất trong cả nước còn nghề làm vàng quì. Đây là một làng nhỏ cách trung tâm Thành Phố Hà Nội khoảng 10 km về phía Đông Bắc. Cả làng có khoảng 30 gia đình với tổng số hơn 200 người làm nghề dát vàng quì. Nghề làm vàng quì ở đây có lịch sử hình thành, phát triển trong khoảng 250 năm.
-
Hồ Nguyên Trừng (Ông tổ của nghề đúc súng thần công Việt Nam)
12-07-2012
(Kỷ lục)Hồ Nguyên Trừng, con cả của Hồ Quý Ly không chỉ là vị tướng tài mà còn là một công trình sư lỗi lạc, được coi là ông tổ của nghề đúc súng thần công Việt Nam. Việc ông lập một phòng tuyến chống giặc bắt đầu bằng cứ điểm then chốt Đa Bang (Ba Vì) kéo dài theo bờ Nam Sông Đà, sông Hồng cho đến sông Ninh (Nam Hà) rồi lại tiếp tục theo bờ sông Luộc, sông Thái Bình đến Bình Than dài trên 400 km, đã tỏ rõ ông là nhà quân sự kiệt xuất. Hồ Nguyên Trừng cũng sáng tạo ra cách đánh độc đáo: ông cho đúc nhiều dây xích lớn chăng qua những khúc sông hiểm trở, kết hợp với quân mai phục trang bị bằng hỏa lực mạnh, từng khiến cho thủy binh giặc nhiều phen khiếp đảm. Tuy vậy, nói đến Hồ Nguyên Trừng người ta thường nhắc nhiều đến công sáng chế ra súng "thần cơ" của ông.
-
Alan Turing và cuộc đời buồn của nhà khoa học vĩ đại
23-06-2012
Alan Turing là cha đẻ của ngành khoa học máy tính, là người sáng tạo ra chiếc máy Turing thách thức câu hỏi: "máy móc có thể suy nghĩ hay không?" và đặt ra khái niệm xác định "trí tuệ nhân tạo".
-
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh "ông tổ" ngành phẫu thuật gan Việt Nam
11-05-2012
Tại Bệnh viện Trung ương Huế trong sáng 10/5 đã long trọng diễn ra lễ kỷ niệm và hội thảo nhân 100 năm ngày sinh của GS. Viện sĩ, BS Anh hùng Lao động Tôn Thất Tùng (10/5/1912-10/5/2012) - "ông tổ" ngành phẫu thuật gan Việt Nam
-
Lương Như Hộc – tổ nghề in Việt Nam
07-05-2012
Khi tìm hiểu về nghề in sách ở Việt Nam thời xưa không thể không nhắc đến Lương Như Hộc và nghề làm giấy ở nước ta.
10-12-2023
10-12-2023