Dịch vụ Facebook có thể được truy cập từ các thiết bị có kết nối Internet, như máy tính cá nhân, máy tính bảng và điện thoại thông minh. Sau khi đăng ký, người dùng có thể tạo một hồ sơ tùy chỉnh tiết lộ thông tin về bản thân. Họ có thể đăng văn bản, ảnh và đa phương tiện được chia sẻ với bất kỳ người dùng nào khác đã đồng ý làm "bạn bè" của họ hoặc với các cài đặt bảo mật khác một cách công khai. Người dùng cũng có thể sử dụng các ứng dụng nhúng khác nhau như Facebook Messenger, tham gia các nhóm sở thích chung và nhận thông báo về các hoạt động của bạn bè và các trang mà họ theo dõi.
Ngày 24 tháng 2 năm 2016, Facebook cho ra mắt bộ "bày tỏ cảm xúc" (gọi là Reactions) bên cạnh nút thích quen thuộc. Giờ đây, người sử dụng có thể thể hiện những thái độ khác nhau bằng bộ cảm xúc này, đó là: "Yêu thích", "Haha" (tiếng cười), "Wow" (ngạc nhiên), "Buồn" và "Phẫn nộ". Tháng 5 năm 2017, bộ Reactions cũng được triển khai cho phần bình luận.
Vào tháng 8 năm 2015, Facebook bắt đầu ra mắt tính năng mới cho phép người dùng có thể phát sóng trực tiếp video của họ (gọi là live stream).
Tháng 8 năm 2017, chức năng Facebook Watch chính thức ra mắt cho phép người dùng Facebook có thể xem các video được cá nhân hoá phù hợp với sở thích của họ, giúp cho nhiều nội dung thú vị tới với nhiều người xem hơn.
Facebook cũng đã liên kết với nhiều ứng dụng khác như Instagram và WhatsApp để tạo điều kiện giao tiếp thuận lợi cho người sử dụng.
Hiện nay Facebook cũng là mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại các quốc gia Đông Nam Á, theo số liệu của trang Similarweb.
Theo Tổ chức Kỷ lục Đông Nam Á (Aseanrecords.world)
(Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Facebook)