Cô chia sẻ rằng trong suốt khoảng thời gian đi dạy, cô luôn khuyến khích học sinh của mình giảm thiểu rác thải nhựa bằng cách tận dụng lại những chai nhựa đã qua sử dụng. Tuy vậy mỗi khi học trò hỏi cô về việc làm sao để đổ đầy lại những chai nhựa (như chất tẩy rửa, nước giặt, nước rửa tay, v.v), cô lại không thể đưa ra câu trả lời vì khi đó tại Kampar có địa điểm nào phục vụ điều đó cả.
Vậy nên cô đã quyết định sau khi nghỉ hưu sẽ làm điều gì đó để giáo dục ộng đồng của mình về những cách để giảm lượng khí thải carbon, và KampaRefill ra đời. Cửa hàng tọa lạc tại Jalan Baru, tại một không gian thuê được quản lý bởi Majlis Daerah Kampar.
Căn phòng chỉ có kích thước 1,8m x 2m, với bên trong là 2 chiếc bàn hình chữ nhật để những thùng chứa chất tẩy rửa 10L để thuận tiện cho việc làm đầy lại những chai dung dịch tẩy rửa đã hết.
Cô lấy nguồn cung cấp từ KitaRefill, một cửa hàng số lượng lớn có trụ sở tại Petaling Jaya do Clytia Wong thành lập.
Cô Leong không phải là người duy nhất bắt đầu cuộc cách mạng không rác thải ở bang của mình. Ở phía bắc Taiping, Law Shu An, một người đam mê màu xanh lá cây, điều hành Sabun Refill Store Taiping (SRST), một cửa hàng không rác thải đã hoạt động được hai tháng và cũng bán lại các sản phẩm của KitaRefill.
Các sản phẩm tại KampaRefill của cô Leong đều có giá cả phải chăng, cô ấy chia sẻ: Ví dụ, một kg xà phòng rửa chén là RM4. Cô ấy cũng bán xà phòng thủ công, thanh dầu gội đầu, thanh dầu xả và hydrosol tại cửa hàng của mình. Trước KampaRefill, cô bắt đầu bán sản phẩm của mình trên Shopee.
Theo Tổ chức Kỷ lục Đông Nam Á (Aseanrecords.world) – Vietkings