Top 4 loại hình múa rối độc đáo tại Đông Nam Á

30-08-2022

(kyluc.vn – Aseanrecords.world) Múa rối là một loại hình giải trí đã xuất hiện lâu đời tại Đông Nam Á, và mỗi quốc gia sẽ có một loại hình múa rối riêng thể hiện được dấu ấn riêng.

Trong hàng trăm năm, những con rối ở châu Á nói chung và Đông Nam Á đã được sử dụng để giải trí cho mọi người, truyền tải ý tưởng và giá trị, cũng như đưa các câu chuyện dân gian địa phương vào cuộc sống.

Là một trong những hình thức sân khấu lâu đời nhất thế giới, múa rối tiếp tục khiến nhiều người mê mẩn với lối kể chuyện đầy trí tưởng tượng, lôi cuốn, âm nhạc sôi động và những con rối sống động như thật.

Nếu bạn là một con người của nghệ thuật và có hứng thú với loại hình giải trí này, đừng bỏ qua những địa điểm và thể loại sau nhé.

 

1. Wayang kulit

Một trong những loại hình múa rối mê hoặc nhất là wayang kulit, một loại hình nghệ thuật từ đảo Java của Indonesia. Những con rối được chạm khắc tinh xảo này, được làm thủ công từ da trâu hoặc dê, cao từ 25 đến 75 cm và được gắn trên thanh tre, các chi có bản lề gắn vào gậy, giúp chúng có thể di chuyển.

Các con rối được điều khiển bởi một dalang, nghệ sĩ múa rối bậc thầy kiêm người kể chuyện và lồng tiếng cho vô số nhân vật trong buổi diễn. Các màn trình diễn mang tính giải trí cao, đi kèm với âm nhạc gamelan sôi động và hình ảnh của những con rối hiện lên trên bức màn trắng được chiếu sáng bởi ánh sáng nền của những ngọn đèn dầu, hay ở thời hiện đại, những bóng đèn.

Hầu hết các câu chuyện được kể lấy từ các sử thi Ấn Độ cổ đại, Ramayana và Mahabharata, cũng như các câu chuyện Panji.

 

2. Múa rối nước

Loại hình múa rối nước có từ thế kỷ 11, khi nông dân ở đồng bằng sông Hồng giải trí bằng cách tổ chức những màn múa rối dưới đồng ruộng ngập nước

“Nhân vật” thường là các bức tượng nhỏ bằng gỗ sơn mài được trang trí công phu, bao gồm các nhân vật nông dân, ngư dân và rồng, nặng tới 15 kg và cao từ 30 đến 100 cm.

Điều khiển những con rối này không hề dễ dàng gì - những người múa rối sẽ đứng trong vùng nước sâu đến thắt lưng đứng sau những tấm màn tre chẻ đôi và sử dụng những chiếc cọc tre dài và dây để điều khiển chuyển động của những con rối.

Những buổi biểu diễn này mô tả cuộc sống và văn hóa dân gian Việt Nam đi kèm với một dàn nhạc truyền thống Việt Nam trực tiếp tạo nên giai điệu cho câu chuyện.

Ở nhiều nơi trên cả nước, các chương trình vẫn được biểu diễn trong không gian ngoài trời, nhưng ở các thành phố lớn như thủ đô Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh, phần lớn các buổi biểu diễn được dàn dựng trong khán phòng, nơi dàn ánh sáng làm tăng thêm trải nghiệm.

 

3. Yoke

Những “người tí hon kể chuyện” tại Myanmar được cho là đã xuất hiện từ triều đại Konbaung (1752-1885). Cao từ 45 đến 70 cm, những con rối dây này hường được chạm khắc từ gỗ nhẹ như gỗ tếch trắng hoặc gỗ ché.

Mỗi con rối có 14 đến 19 sợi dây gắn vào đầu, bàn chân và các khớp khác của nó, khiến chuyển động của nó trở nên chân thực hơn khi mô phỏng điệu múa cổ truyền duyên dáng của Miến Điện - zat pew.

Một đội múa rối thường gồm 7 nghệ sĩ, đôi khi họ còn cho các nhân vật mượn giọng của họ dưới dạng lời nói và ca hát, xâu chuỗi tất cả thành một câu chuyện hoàn chỉnh.

Hầu hết các buổi biểu diễn đều dựa trên các câu chuyện của Phật giáo Jakata và Ramayana.

 

4. Hun lakhon lek

Một trong những hình thức múa rối nổi tiếng nhất của Thái Lan là hun lakhon lek, một phong cách do nghệ sĩ múa rối bậc thầy Kru Krae Suppawanich sáng tạo vào năm 1901, dưới thời trị vì của Vua Rama IV.

Suppawanich đã mô phỏng những con rối của mình theo những con rối dây bằng gỗ hun luang phức tạp hơn - được chế tác đặc biệt vào giữa thế kỷ 19 để giải trí cho hoàng gia Xiêm.

Những con rối dùng trong hun lakhon lek có đầu bằng đất sét với khuôn mặt được vẽ tinh xảo, cánh tay đầy bông và chi dưới bằng gỗ được chạm khắc thủ công và có ít dây buộc hơn.

Ba người biểu diễn - tất cả đều phải thành thạo điệu múa khon truyền thống của người Thái - đồng bộ hóa các động tác của họ để đưa những con rối này trở nên sống động.

Sử dụng sự kết hợp giữa thanh và dây, người biểu diễn điều khiển chuyển động uyển chuyển của các con rối để miêu tả câu chuyện về Ramakien - phiên bản Ramayana của Thái Lan - và Sang Tong, một câu chuyện dân gian của Thái Lan.

Theo Tổ chức Kỷ lục Đông Nam Á (Aseanrecords.world) – Vietkings


Uyên Nguyễn - Vietkings - (sưu tầm và biên tập) (nguồn ảnh: internet)