Top 5 tòa nhà có kiến trúc mang tính biểu tượng tại Đông Nam Á

15-08-2022

(kyluc.vn – Aseanrecords.world) Kiến trúc Đông Nam Á được biết đến với sự dễ chịu vào những cái nóng mùa hè, được xây dựng để có thể dễ dàng đón gió và che nắng.

Các kiến ​​trúc sư và nhà thiết kế trong khu vực từ lâu đã thể hiện những điều này trong các dự án của họ, đặc biệt là họ đã truyền đạt những điều này vào trong một số công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Đông Nam Á. Bạn có biết những công trình đó không? Nếu không thì cùng điểm qua một vài tòa nhà với bài báo này nhé.

 

1. Cung điện Nurul Iman - Brunei

Kiến trúc sư nổi tiếng người Philippines đã thiết kế Istana Nurul Iman (Cung điện Ánh sáng Đức tin) ở Brunei vào năm 1984, mang đến cho kiểu mô-típ kiến ​​trúc Hồi giáo và Mã Lai truyền thống như mái vòm vàng và trần nhà vòm một nét thiết kế hiện đại hơn. Với 1788 căn phòng tuyệt đẹp, một nhà thờ Hồi giáo có thể chứa 1500 tín đồ, nhà để xe chưa được 110 ô tô, 5 hồ bơi và chuồng máy lạnh cho 200 con ngựa polo được đánh giá cao, đây chắc chắn không phải là một căn nhà để ở thông thường. Chi phí xây dựng cung điện tiêu tốn tới 1,4 tỷ đô la.

 

2. People’s Park Complex – Singapore

  People’s Park Complex (Khu phức hợp Công viên Nhân dân) là khu phức hợp dân cư và thương mại đầu tiên thuộc loại hình này ở Singapore vào năm 1973. Một tòa tháp văn phòng và nhà ở cao 25 tầng nằm trên một trung tâm mua sắm, thể hiện sự tôn kính đối với lý tưởng của vị kiến trúc sư nổi tiếng Le Corbusier về cuộc sống cao tầng, với 'đường phố trên không' cũng như không gian chung trên cao cho cư dân của nó. Khu phức hợp mua sắm của nó có một giếng trời cung cấp ánh sáng và lưu giữ không khí nhộn nhịp của Khu Phố Tàu trong nhà.

 

3. Masjid Istiqlal - Indonesia

Có 3 điều khiến Nhà thờ Hồi giáo Istiqlal ở Jakarta, Indonesia trở nên độc đáo và thú vị. Đầu tiên là quy mô của nó - là nhà thờ Hồi giáo lớn nhất ở Đông Nam Á. Thứ hai là sự "gần gũi" của nó với Nhà thờ Jakarta. Thứ ba, và cũng là điều gây ngạc nhiên nhất, là vị kiến trúc sư của nó là một người theo đạo Thiên chúa. Nhà thờ Hồi giáo mất 17 năm để xây dựng và được mở vào năm 1978, ban đầu bị chỉ trích là quá hiện đại và không phù hợp với văn hóa và kiến trúc Hồi giáo địa phương. Tuy vậy nhưng hiện giờ nó đã và đang trở thành một trong những tòa nhà biểu tượng của Indonesia.

 

4. Sân vận động Olympic Phnom Penh – Campuchia

Đây là sân vận động thể thao lớn nhất ở Campuchia, có sức chứa 60.000 khán giả. Vị kiến trúc sự Vann Molyvann – vị chuyên gia có đủ trình độ đầu tiên của Campuchia - đã kết hợp chủ nghĩa hiện đại đang thịnh hành với kiến ​​trúc lịch sử độc đáo của Campuchia và bối cảnh môi trường, tạo ra một phong cách gọi là “Kiến trúc Khmer mới”. Ban đầu nơi đây được xây dựng cho Thế vận hội châu Á 1963 bị hủy bỏ, sân vận động giờ đây được sử dụng để làm điểm tổ chức một số sự kiện lịch sử nhất của đất nước. Sau nhiều thập kỷ hư hỏng, Sân vận động Olympic Phnom Penh đã được tân trang lại.

 

5. Dinh Độc Lập – Việt Nam

Dinh Độc Lập, hay còn gọi là Hội trường Thống Nhất, được xây dựng vào năm 1966 là nơi ở và văn phòng của Tổng thống miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ - Ngô Đình Diệm. Vị kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã tạo ra một thiết kế thú vị khi kết hợp phong cách cho cung điện, phong cách hiện đại thịnh hành cũng như phong cách đặc trưng của Việt Nam như phù điêu rồng, đồ khảm và những thiết kế lấy cảm hứng từ tre. Dù trải qua một thời kỳ chiến tranh tàn phá, hiện nay Dinh Độc Lập là một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng và từng được in trên tờ tiền 200 đồng.

Theo Tổ chức Kỷ lục Đông Nam Á (Aseanrecords.world) – Vietkings


Uyên Nguyễn (Biên tập viên) - Kyluc.vn