Giờ đây, việc phát hiện nước có thể uống được hay không đã trở nên tương đối dễ dàng, điều này có thể được thực hiện trong vòng 5 phút bằng một thiết bị cầm tay mới được phát triển bởi các nhà khoa học tại Đại học Công nghệ Nanyang (NTU). Họ tuyên bố rằng thiết bị có thể ước tính chính xác mức độ ô nhiễm bởi kim loại nặng trong nước, có nghĩa là bạn có thể kiểm tra xem trong nước mình uống có bị nhiễm chì, thủy ngân hay kim loại có hại nào khác không.
Được thiết kế dàn riêng cho Ấn Độ, USP của thiết bị giám sát nước NTU được khẳng định là có đủ khả năng cảm nhận gần 24 loại tác nhân gây hại trong nước; xác định được nhiều tác nhân hơn và thời gian xét nghiệm nhanh hơn các phương pháp xét nghiệm hiện có, kết quả cũng có thể chính xác hơn so với việc sử dụng các dải đổi màu.
Quá trình phát hiện chất gây ô nhiễm trong các mẫu nước, bên trong thiết bị diễn ra thông qua tác nhân Chelating (có trong máu người) liên kết chặt chẽ với chất gây ô nhiễm để xác định chính xác những chất này và ước tính mức độ ô nhiễm.
Các nhà khoa học cũng đang nỗ lực phát triển một ứng dụng lấy thông tin từ nước trong các vùng nước ở một số quốc gia châu Á bao gồm cả Ấn Độ để theo dõi chất lượng nước trong khoảng thời gian dài.
Theo Tổ chức Kỷ lục Đông Nam Á (Aseanrecords.world) – Vietkings