Tam Chúc là vùng đất địa linh bởi địa thế lưng tựa vào núi, mặt nhìn ra hồ. Cảnh quan thiên nhiên hoang sơ kỳ vĩ, ba mặt được bao bọc bằng dãy núi đá hình tay ngai, dưới mặt hồ có sáu ngọn núi đá vôi nổi lên mặt nước. Chùa được xây dựng theo trục thần đạo, nghĩa là tất cả các công trình chính nằm trên một đường thẳng, còn các công trình kiến trúc phụ được tôn tạo đăng đối hai bên – đây là ngôi chùa lớn nhất thế giới.
Chùa Tam Chúc nằm ẩn mình trong quần thể núi đá vôi ngập nước hình tay ngai. (Ảnh: Internet)
Chùa Tam Chúc được xây dựng từ thời nhà Đinh – cách đây khoảng 1000 năm về trước, gắn liền với truyền thuyết “Tiền Lục Nhạc – hậu Thất Tinh”. Tương truyền rằng, trên dãy núi 99 ngọn núi ở phía Tây Nam hướng về chùa Hương có 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc. Tích xưa kể lại cả 7 ngọn núi này đều xuất hiện 1 đốm sáng tựa như 7 ngôi sao, sáng suốt đêm ngày, rọi xuống cả 1 vùng đất rộng lớn – dân làng ở đây gọi là “Thất Tinh”. Sau đó, có người đến núi Thất Tinh lấy đi, họ chất củi đốt nhiều ngày, dần dần 4 ngôi sao bị mờ dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 3 ngôi sao. Cái tên chùa Ba Sao được hình thành từ sự tích đó.
Chùa Tam Chúc là một quần thể du lịch tâm linh rộng lớn, được chia làm 4 khu là Khu tiếp đón, Khu tâm linh, Khu trải nghiệm và Khu bảo tồn thiên nhiên.
Nhà khách Thủy Đình sẽ là nơi đầu tiên bạn gặp khi đặt chân đến chùa Tam Chúc. Tại đây du khách có thể mua vé lên thuyền kết hợp tham quan nội thất và tranh ảnh về chùa. Bên trong Thủy Đình được bày biện rất trang nghiêm. Xung quanh đều có các bức tranh bằng đèn led, mô tả cảnh quan toàn cảnh của khu du lịch tâm linh Tam Chúc.
(Ảnh: Internet)
Để đến du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam, du khách sẽ cần đi qua Cổng Tam Quan. Không giống như những ngôi chùa thông thường, Chùa Tam Chúc có 2 Cổng Tam Quan: cổng Tam Quan Ngoại nằm phía ngoài, và cổng Tam Quan nội nằm phía trong. Cổng Tam Quan được xây 3 tầng rất nguy nga, được xem như hình ảnh biểu tượng của quần thể Chùa Tam Chúc.
(Ảnh: Internet)
Từ cổng Tam Quan đến điện Quán Âm, bạn sẽ đi qua 32 cột Kinh hay còn gọi là Vườn Cột Kinh. Lấy ý tưởng từ Bảo vật quốc gia cột kinh chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình; Vườn Cột Kinh chùa Tam Chúc được phụ dựng lại với quy mô không hề kém. Mỗi cột nặng chừng 200 tấn, được làm từ đá xanh Thanh Hóa. Các cột đá được thiết kế với chân cột là đài sen; thân cột hình lục giác, điêu khắc thủ công các lời Phật dạy; đỉnh cột là hình nụ sen.
(Ảnh: Internet)
Chùa Tam Chúc có 3 chính điện là; Điện Tam Thế, điện Pháp Chủ và điện Quan Âm. Mỗi điện sẽ thờ phụng một vị Phật mang ý nghĩa thiêng liêng riêng. Điểm chung duy nhất là cả 3 điện điều có 4 bức phù điêu được tạc thủ công bằng đá lấy từ miệng núi lửa của đất nước Indonesia. Những phiến đá sau khi lấy ra từ miệng núi lửa cũng được tạc tại Indonesia; sau đó chuyển về chùa Tam Chúc và ráp lại thành bức tường. Nếu quan sát bằng mắt thường thì chúng ta có thể nhìn rõ những dấu tích của nham thạch để lại. Phía dưới mỗi bức tường đều có chú thích bằng 3 thứ tiếng. Trong trường hợp không có hướng dẫn viên đi cùng, du khách có thể check mã trên tấm phù điêu để tìm hiểu điển tích.
(Ảnh: Internet)
Tại Điện Quan Âm là chính điện đầu tiên bạn gặp khi vừa đi qua cổng Tam Quan, nơi đặt tượng Quán Thế Âm Bồ Tát khổng lồ nặng 100 tấn và làm hoàn toàn bằng đồng đen cùng với 8.500 bức tranh về những câu chuyện về đức Phật. Thông qua các bức tranh, chúng ta có thể thấy một kho tàng phong phú những điển tích của Đức Phật về lòng từ bi phổ độ chúng sinh, thể hiện qua những lần ứng thân của Ngài khi trải qua vô số kiếp luân hồi.
(Ảnh: Internet)
Điện Pháp Chủ nằm dưới điện Tam Thế. Điện có hai tầng mái cong cao 31m với diện tích sàn 3.000m2. Tại đây thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng nguyên khối nặng 150 tấn do nghệ nhân Việt Nam chế tác. Trong điện Pháp Chủ còn có 4 bức phù điêu lớn bao trùm toàn bộ các bức tường, mỗi bức thể hiện 1 trong 4 bước ngoặt lớn của đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ khi Ngài Đản sanh, thành Đạo, thuyết Pháp và nhập Niết Bàn.
(Ảnh: Internet)
Điện Tam Bảo là nơi thờ 3 ngôi báu của Phật giáo là: Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo. Bên trong điện Tam Bảo có 3 pho tượng Tam thế Phật được đúc bằng đồng, tọa trên đài sen có cánh sen sát vàng đại diện cho quá khứ, hiện tại và vị lai. Phía sau mỗi pho tượng Phật đều có một bức phù điêu hình chiếc lá Bồ đề.
Ba pho tượng Phật Tam Thế được đặt tại chính điện (Ảnh: Internet)
Đi qua Tam Điện chính và leo bộ một đoạn khá là xa thì sẽ đến được Chùa Ngọc. Chùa Ngọc là điểm cao nhất trong quần thể Tam Chúc, tọa lạc tại 1 trong 7 ngọn núi Thất Tinh. Đứng từ đây, du khách có thể phóng tầm mắt rộng ra khắp quần thể chùa Tam Chúc. Chùa Ngọc cao 15m được xây dựng từ các phiến đá Granite đỏ lấy từ Ấn Độ. Không như những công trình khác, điểm đặc biệt của ngôi chùa này là những phiến đá được ghép lại mà không dùng bất cứ một vật liệu kết dính nào.
(Ảnh: Internet)
Tọa lạc giữa hồ nước rộng lớn là Đình Tam Chúc - nơi thờ Hoàng hậu nhà Đinh Dương Thị Nguyệt, lưu giữ những dấu tích cổ từ thời vua Đinh. Đình Tam Chúc nối với chùa Tam Chúc bằng một cây cầu ziczac bắc ngang qua hồ Lục Ngạn. Mặt hồ có 6 quả núi nhỏ nhô lên, đây cũng là hồ nước tự nhiên lớn nhất nước ta. Dưới dáy hồ có rất nhiều loài động thực vật thiên nhiên sinh sống. Vào mùa sen nở, dạo bước trên hồ sẽ như được lạc vào chốn tiên cảnh bình yên.
(Ảnh: Internet)
Các công trình của chùa Tam Chúc là sự kết hợp hài hòa, linh diệu, đồng điệu giữa quá khứ và hiện tại, giữa nghệ nhân Việt Nam và nghệ nhân nước ngoài, giữa thợ thủ công lành nghề của Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo.
Đến chùa Tam Chúc, du khách còn được chiêm ngưỡng những báu vật của chùa, đó là cây bồ đề có tuổi thọ lớn nhất thế giới do Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka tặng Việt Nam, được chiết từ “Cây Bồ Đề Vĩ Đại Cát Tường” (có tuổi thọ 2.250 tuổi) ở thánh tích Mahamegha, cố đô Anuradhapura- Sri Lanka; đó là thiên thạch mặt trăng “The Moon Puzzle” từ không gian vũ trụ rơi xuống sa mạc Sahara từ hàng nghìn năm trước, được tìm thấy vào năm 2017; là vạc Phổ Minh được đúc bằng đồng đen nặng hơn 20 tấn… Ngoài ra, đình Tam Chúc, ngôi đình được phục dựng giữa lòng hồ cũng là điểm đến yêu thích của du khách khi đến nơi đây.
(Ảnh: Internet)
Thời điểm được nhiều du khách lựa chọn ghé thăm chùa Tam Chúc nhất vào khoảng tháng 8 – tháng 10 và tháng 1 – tháng 3 hàng năm. Bởi lẽ tháng 8 – tháng 10 là khoảng thời gian thiên nhiên Tam Chúc đẹp nhất. Còn đợt tháng 1 – tháng 3 là mùa lễ hội với vô số các hoạt động thú vị để bạn tham gia. Ngoài ra, mỗi ngày chùa sẽ mở cửa đón khách đến 21h. Vì vậy, nếu có cơ hội bạn hãy đến đây vào buổi tối và chiêm ngưỡng khung cảnh huyền, tịnh tâm của ngôi chùa đẹp bậc nhất Việt Nam này.
Thông tin về Tour thưởng lãm và chiêm bái quần thể tâm linh Tam Chúc, quý độc giả có thể liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DU LỊCH AN TÂM Địa chỉ: Số 8/91 Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội Điện thoại: 08 1800 3113 & 0988 558 322 Email: Website: www.antamtour.vn |