Hàng năm, cứ độ cuối thu, khi tiết trời vùng cao bắt đầu hơi sương cũng là lúc phiên chợ miền núi xuất hiện trám, một thức quà đặc biệt của những ngày thời tiết giao mùa. Trám đen Cao Bằng được trồng ở hầu hết các bản làng và khu vực vùng núi của người dân nơi đây. Đây là loài cây thân mộc, cao to khoảng 15-20m, quả hình thoi.
Cây trám thường cao to, có cây cao hơn 20m, tán lá rộng, rễ ăn sâu vào trong đất.
Mùa trám ở đây vào khoảng tháng 9 – 10, nhưng để thu hoạch và chế biến thì cũng rất cầu kỳ. Những quả ở gần thì thu hoạch dễ, nhưng những quả trên cao thì rất khó lấy vì cành rất giòn và dễ gãy. Trám rất kỵ với chất sắt, vì vậy đến để thu hoạch những quả trên cao, người dân chỉ cần đóng vào gốc cây mấy chiếc đinh cỡ 10 cm. Khi đóng hôm nay thì sáng hôm sau ra cây có bao nhiêu quả sẽ đều rụng hết. Nhặt hết quả và lấy kìm nhổ hết đinh rất cất đi, màu sau lại làm thế tiếp. Khi thu hoạch trám Cao Bằng nên tránh để trám không bám vào tay sẽ rất khó rửa.
Mùa trám đen ở đây vào khoảng tháng 9, tháng 10. Bà con trồng trám luôn giữ gìn cây nên không bao giờ chặt phá, mùa hái quả cũng dùng thang hoặc gậy đập chứ không trèo lên cây. Quả trám đen khi thu hoạch thường nhỉnh hơn ngón tay cái, vỏ bóng mịn, hai đầu thon nhọn, quả đều nhau.
Trám có hai loại, trám trắng (trám tẻ) và trám đen (trám nếp). Trám tẻ thịt chắc và giòn; Còn trám nếp thì ngọt bùi, thịt mềm và nạc, thường được dùng để om thịt hay nấu xôi. Nhìn bề ngoài hai giống trám này rất giống nhau vì thân cây đều vươn cao và thẳng, lớp vỏ ngoài đều màu trắng xám, gỗ xốp. Nhưng quả trám trắng khi chín chuyển từ màu xanh lá mạ sang màu vàng rơm và tự rụng. Còn trám đen màu xanh nhạt sẽ dần ngả sang màu tím rồi tím đen và không tự rụng mà phải trèo lên dùng sào đập rụng. Hơn nữa, những cây trám đen không sai quả như trám trắng, cây lại cao nên năng suất có sự chênh lệch rõ. Tuy nhiên do trám đen có mùi vị lạ bùi thơm ngon nên được nhiều người ưa thích hơn hẳn trám trắng.
Quả trám đen có thành phần dinh dưỡng tương đối giống với quả trám trắng, ngoại trừ mùi vị có đôi chút khác nhưng các lợi ích chúng mang lại gần như nhau. Bên trong chúng có chứa: Protein, lipid, carbonhydrate, canxi, vitamin C…
Trám đen Cao Bằng nổi tiếng thơm ngon và làm được nhiều món ăn. Trước khi chế biến thành các món ăn, trám đen phải được "ỏm" cho mềm. "Ỏm" là công đoạn đun nước nóng già tay, khoảng 60 – 70°C, cho trám vào và đậy vung kín khoảng 20 – 30 phút. Trám sau khi "ỏm" chín có độ mềm vừa đủ không vỡ nát, dùng dao nhỏ…. có thể dễ dàng tách khỏi hạt. Trám sau khi "ỏm" đem tách đôi, tẩm chút gia vị, phơi 1 – 2 nắng.
Trám đen trước khi chế biến phải rửa sạch, ngâm với nước khoảng 1 - 2 giờ rồi vớt ra rửa lại cho sạch nhựa, sau đó om cho trám mềm.
Có nhiều món ăn dân dã hấp dẫn chế biến từ trám đen như: Xôi trám, trám om cá, trám om tép, trám rang thịt... Món ăn từ trám đen ngon và được biết đến nhiều nhất, truyền thống nhất là món xôi trám. Trám sau khi "ỏm" mềm đem bóc vỏ, tán nhuyễn, trộn đều với gạo nếp đã đãi sạch, đồ chín (hoặc đồ chín xôi sau đó trộn đều với trán đã tán nhuyễn và đồ nóng lại lần nữa).
Xôi trám có thể ăn không hoặc thêm chút thịt băm hay muối lạc. Vị chua dịu của trám quyện trong hương nếp mới thơm dẻo như càng làm tăng thêm cái đậm đà, béo ngậy của thứ quả vùng sơn cước.
Quả trám đen được những người dân sáng tạo thành nhiều món ăn khác nhau. Mỗi món ăn có đặc trưng riêng nhưng đều giữ được vị thơm ngon của trám. Ngoài xôi trám, người ta còn có thể chế biến những món ăn khác nhau như: Trám đen rang thịt ba chỉ, canh trám nấu gà, trám đen kho thịt, cá, trám muối, trám dầm tương, trám đen nhồi thịt... ăn ngon và bùi.