Quế là loài cây thân gỗ, sống lâu năm, cây trưởng thành có thể cao trên 15m. Cây quế trồng ở Bình Liêu sau chừng chục năm có thể khai thác bóc vỏ lần đầu. Toàn bộ thân, cành, rễ và lá của cây quế đều có thể chưng cất tinh dầu, làm thuốc, làm gia vị. Cây quế thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở huyện Bình Liêu, do đó, được trồng rải rác ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Cây quế Bình Liêu được trồng nhiều ở các xã Vô Ngại, Hoành Mô, Đồng Văn... và được khai thác 2 vụ/năm. Vào mùa xuân thời tiết ít mưa, nắng ấm kéo dài rất thích hợp cho khai thác và chế biến vỏ quế.
Với kinh nghiệm của người trồng quế ở Bình Liêu, giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 là thời điểm cây quế có lượng tinh dầu cao nhất trong năm.
Cây quế được xem là một trong những đặc sản đáng chú ý của Bình Liêu và góp phần mang lại giá trị kinh tế lớn cho cộng đồng địa phương. Không chỉ có giá trị kinh tế, cây quế còn được sử dụng rộng rãi với nhiều ứng dụng hữu ích. Một số món ngon của Bình Liêu sử dụng quế làm nguyên liệu hoặc gia vị để làm tăng thêm hương vị hấp dẫn cho thực khách.
Quế là nguyên liệu không thể thiếu trong một số món ăn của người Bình Liêu.
Cây quế không chỉ cho vỏ, từ cành, rễ và lá đều có thể chưng cất tinh dầu, làm thuốc, làm gia vị... Vỏ cây quế Bình Liêu được biết đến với khả năng tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa một số bệnh thường gặp vào mùa đông. Tinh dầu quế có vị cay, thơm, và ngọt, được sử dụng để làm siro hoặc làm thuốc giảm ho, giảm đờm, chữa các vấn đề về hô hấp, thông mũi, tiêu viêm, chống đầy hơi và tiêu thũng.
Vỏ quế ngoài làm nguyên liệu gia tăng hương vị cho món ăn còn có thể chiết xuất ra tinh dầu, làm siro chữa ho, chữa các bệnh về tiêu hoá, hô hấp... rất hiệu quả.
Khi đi qua những đồi quế trên đường đến Bình Liêu, bạn sẽ cảm nhận được hương thơm nhẹ thoảng qua không khí, tạo cảm giác phấn chấn và thoải mái trong lòng.