Theo quan niệm dân gian, dưa hấu, canh khổ qua, lạp xưởng là những món ăn mang lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra những món không thể thiếu trong mâm cỗ Tết phương Nam là bánh tét, canh khổ qua nhồi thịt và thịt kho hột vịt. Mỗi gia đình lại biến tấu thêm các món ăn ngày Tết khác như gà xé phay, tôm khô củ kiệu…
Phong cách sống của người miền Nam không bị ảnh hưởng bởi lễ nghi, tập tục cho nên họ cũng không quá khắt khe trong việc bày biện mâm cúng. (Ảnh: Internet)
Vào ngày Tết nguyên đán, nếu miền Bắc chuộng món bánh Chưng, có hình dáng vuông vức, miền Nam gọi tên bánh Tét với hình trụ dài, nguyên liệu về cơ bản là giống nhau. Miền Trung cầu nối giữa 2 miền, do đó cả 2 món bánh Tét và bánh Chưng đều phổ biến. Tuy nhiên, phần nhân của bánh Tết miền Nam rất đa dạng gồm nhiều loại nhân như nhân thập cẩm xá xíu, đậu xanh thịt mỡ hay lòng đỏ trứng muối,…
Theo dân gian truyền miệng, tên gọi bánh Tét là do dân ta đọc chệch đi từ "bánh Tết", nghĩa là loại bánh được nấu vào ngày Tết. (Ảnh: Internet)
Khác biệt so với miền Bắc, sự trù phú về nông sản của miền Nam thể hiện rất rõ qua mâm cỗ Tết. Thịt, rau, các loại màu sắc, hương vị, … đều cực kì phong phú và bắt mắt. Những món ăn ngày Tết của người miền Nam cũng có phần phong phú hơn cả với món nem, bì, lòng heo khìa, giò heo, lạp xưởng tươi, gỏi, … Bên cạnh đó, hai món thịt kho hột vịt nước dừa và canh khổ qua nhồi thịt là không thể thiếu trong hầu hết ở mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam.
Theo quan niệm của ngưởi miền Nam, "khổ qua" là món ăn để mong ước sự cơ cực qua đi cho năm mới tốt đẹp hơn. (Ảnh: Internet)
Cho dù có sự khác nhau giữa cách bày biện mâm cỗ ngày Tết giữa ba miền song chúng đều mang ý nghĩa rất lớn nhớ về cội nguồn, tổ tiên. Mong muốn cả gia đình được quây quần, đông đủ thưởng thức những món ngon của ngày Tết truyền thống, cầu mong một năm mới phát tài - an khang - thịnh vượng.