Cũng như bao làng nghề truyền thống của người Việt, nghề làm giấy dó là một di sản vô giá. Được đánh giá là một trong những loại giấy bền nhất trên thế giới có tuổi thọ lên đến 500 - 600 năm, giấy dó đã từng được người Việt rất ưu ái trong đời sống của mình.
Từ nghìn xưa, giấy dó được xem như là chất liệu để truyền đạt trí thức đất Việt. Người ta dùng giấy để học, làm thơ, viết chữ và truyền bá kiến thức trong xã hội. Ở thời đại phong kiến, tất cả văn thư hành chính như: chiếu, sớ, biểu, tấu, trạng, chế, độ điệp, sắc phong đều được thảo trên giấy dó. Trong đời sống văn hóa, giấy dó được sử dụng để viết câu đối, thư pháp, vẽ tranh thờ cúng, trang trí, ghi chép kinh Phật… Thông qua từng đường nét tinh tế trên giấy dó, người nghệ nhân đã âm thầm mang hồn cốt của dân tộc thể hiện trên từng tác phẩm.
Giấy dó sắc phong màu vàng, với hoa văn rồng chìm thời Nguyễn được vẽ bằng tay.
Ở Việt Nam có hai làng làm giấy dó nổi tiếng đó là làng nghề giấy dó Yên Thái nằm ở phía Tây Bắc Hà Nội và làng nghề giấy dó Đống Cao nằm ở thôn Dương Ồ, xã Phong Khê, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Ở những địa phương này, nghề giấy dó đã từng rất phát triển và thịnh vượng ở thế kỷ 18 và 19.
Từ nghìn xưa, giấy dó được xem như là chất liệu để truyền đạt trí thức đất Việt. Người ta dùng giấy để học, làm thơ, viết chữ và truyền bá kiến thức trong xã hội. Ở thời đại phong kiến, tất cả văn thư hành chính như: chiếu, sớ, biểu, tấu, trạng, chế, độ điệp, sắc phong đều được thảo trên giấy dó. Trong đời sống văn hóa, giấy dó được sử dụng để viết câu đối, thư pháp, vẽ tranh thờ cúng, trang trí, ghi chép kinh Phật… Thông qua từng đường nét tinh tế trên giấy dó, người nghệ nhân đã âm thầm mang hồn cốt của dân tộc thể hiện trên từng tác phẩm.
Giấy dó là loại giấy được sản xuất từ vỏ những cây dó (như dó giấy, dó liệt...), theo quy trình thủ công được truyền lại qua nhiều thế hệ ở một số làng nghề ở Việt Nam. Được đánh giá là một trong những loại giấy bền nhất trên thế giới có tuổi thọ lên đến 500 - 600 năm, giấy dó đã từng được người Việt rất ưu ái trong đời sống của mình. Giấy dó được sản xuất thủ công từ các loại vỏ cây như dó, bo, cãnh, dướng, mật và mộc. Loại cây này được trồng nhiều ở vùng trung du và miền núi Bắc bộ. Quy trình làm giấy dó rất phức tạp và yêu cầu người thợ phải có tay nghề cao. Để hoàn thiện một tờ giấy dó đúng tiêu chuẩn dai, bền, người thợ nhân phải trải qua đến 10 giai đoạn và thời gian có thể lên đến gần một tháng.
Công đoạn đầu tiên là chuẩn bị nguyên liệu. Đây là bước vô cùng quan trọng vì chất lượng giấy dó phụ thuộc vào việc chọn loại cây có tốt, có đẹp hay không. Tiêu chuẩn để chọn vỏ cây đó chính là độ dai, bề mặt ít trầy xước và lượng bột thu được phải nhiều. Khi vỏ cây làm giấy dó đã được chuyển về, người thợ sẽ sơ chế bóc vỏ giấy dó đem đi phơi khô khoảng 3 nắng. Trước khi phơi, người thợ cần tách hết vỏ đen trên bề mặt vỏ cây để đảm bảo độ trắng cho giấy. Khi phơi xong, vỏ cây được chặt thành từng đoạn nhỏ, mỗi đoạn khoảng 50 phân đem đi ngâm nước khoảng 48 giờ rồi lại ngâm tiếp trong nước vôi trong. Khi ngâm vôi, người thợ cần chú ý đến nhiệt độ có đủ ấm hay chưa và nếu đã đạt được đủ độ ấm cần thiết, vỏ cây làm giấy dó sẽ được đem đi nấu để thực hiện công đoạn tiếp theo. Thời gian nấu liên tục khoảng 24 giờ. Sau đó, vỏ cây được vớt ra rửa sạch để giã nhuyễn thành bột.
Tiếp theo là công đoạn seo giấy hay còn gọi là tráng giấy. Ở công đoạn này đòi hỏi sự khéo léo từ bàn tay tài hoa của người nghệ nhân. Bởi nếu không, khi tờ giấy dó hoàn thiện rồi mà không đủ tiêu chuẩn sẽ rất khó để mang đi bán. Trong công đoạn này, người nghệ nhân dùng liềm seo (tức là khuôn có mành trúc, nứa ken dày) múc nước bột giấy gác lên chiếc đòn cách bằng trẻ và để trên chiếc mắt tàu seo. Mục đích của bước này là để cho nước ráo hết chỉ còn bọn giấy đọng trên liềm. Trong quá trình nước nhỏ xuống, nước trong giấy khổ dần và bột cũng bắt đầu khô dần và se lại. Sau đó, người thợ sẽ mang lớp bột giấy này đi phơi hoặc sấy để trở thành tờ giấy dó thành phẩm.
Khi làm giấy dó có một yêu cầu rất khắt khe đó là không được sử dụng hóa chất. Bởi bất kỳ loại hóa chất nào được sử dụng đều sẽ làm giảm đi độ bền tiêu chuẩn của giấy dó. Với yêu cầu này, nhựa cây gỗ mò được sử dụng làm hỗn hợp kết dính ở giai đoạn này. Hỗn hợp này có tên gọi là “huyền phù” có tác dụng tạo độ dai cho giấy. Chính nhờ điều đó, tờ giấy dó được tạo ra không hề bị thay đổi về hình thức hay chất lượng mà còn giúp cho giữ nguyên được tính chất tiêu chuẩn được đặt ra. Tùy vào mục đích sử dụng, các loại giấy dó tạo ra sẽ khác nhau và kích thước cũng khác nhau.
Giấy Dó truyền thống được Henri Oger mô tả trong cuốn “Kỹ thuật của người An Nam” là loại giấy xốp nhẹ mà bền dai, không nhoè khi viết vẽ, ít bị mối mọt. Loại giấy này không bị dòn gẫy, ẩm nát mà mỏng, mềm như tấm lụa Hà Đông. Người dùng có thể vò nát tờ giấy, nhưng khi vuốt ra, lại phẳng như bình thường. Với chất lượng tốt, giấy Dó đã tạo được thương hiệu riêng cho mình. Tài liệu nghiên cứu của F. Claverie cho biết, năm 1903, bất cứ ai cũng có thể mua được hàng nghìn tờ giấy Dó loại tốt nhất (màu trắng) với 2$50 đến 3$ (đồng bạc); 2$ cho loại hai (vàng nhạt) và 1$50 để mua loại ba (màu xám dùng làm bao bì).
Đến đầu thế kỷ XX, nhờ có kỹ thuật bóc kép nhiều lớp và kỹ thuật cán giấy hiện đại, giấy Dó vốn chỉ được bóc đơn, nay đã được chồng nhiều lớp, tạo nên những độ dày khác nhau. Những thớ sợi của vỏ cây Cãnh vốn đã rất dẻo dai, nay được liên kết nhiều lớp ngang, dọc, chéo, được cán chặt với nhau. Nhờ việc cán lại cho đanh chắc, tờ giấy Dó nếu bị xé cũng không thể rách. Hơn nữa, sản phẩm của người Kẻ Bưởi còn được tráng bề mặt bằng nhựa cây gỗ Mò đã tạo thành một thứ giấy bền bỉ độc nhất vô nhị. Nghiên cứu về giấy Dó của người Việt trước đây, một học giả Nhật Bản đã nhận định rằng, giấy Dó truyền thống làng Yên Thái không chỉ là “một loại giấy độc nhất vô nhị ở Việt Nam mà còn xứng đáng có được một tầm vóc lớn trong lịch sử ngành sản xuất giấy của thế giới”.
Theo các nhà nghiên cứu, giấy Dó lụa để trong điều kiện bình thường, không cần bảo quản cũng rất bền. Một số tài liệu cho rằng giấy Dó có độ tuổi thọ tới 500 năm. Có thể vì điều này, người xưa đã dùng giấy Dó để in kinh sách, viết chữ, in tranh dân gian và đặc biệt hơn cả khi các triều đại phong kiến Việt Nam dùng nó cho việc viết sắc phong. Đến nay, nhiều đình, chùa và làng xã vẫn còn lưu giữ được những sắc phong này. Các cụ cao niên ở Yên Thái cho biết, bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng in trên giấy Dó được sản xuất ở vùng Bưởi, bìa là giấy Dó được bóc kép 6 lần và những tờ giấy ruột bên trong văn bản này cũng được bóc kép 3 lần. Được biết đến nay, các trang giấy trong Di chúc vẫn còn nguyên vẹn, không bị nấm mốc, hư hại bởi thời gian.
Khi nghề làm tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, pháo Bình Đà dần mai một, giấy dó cũng không còn được sử dụng nhiều như trước, nhưng nhờ những đặc tính khó có thể thay thế mà nó vẫn giữ được cho mình một chỗ đứng trong đời sống nghệ thuật ngày nay. Để hòa hợp với thời đại, giấy dó cần được ứng dụng nhiều hơn nữa trong đời sống, chẳng hạn như làm thiệp, làm lịch, làm sổ, giấy viết thư…