[VIETKINGS – TOPPLUS đề cử] TOP 100 loại hình văn hóa – nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam (P.47): Giấy điệp – Để màu dân tộc mãi bừng trên sắc điệp

18-03-2023

(kyluc-top) – Giấy điệp là loại giấy truyền thống của Việt Nam luôn đi đôi với tranh Đông Hồ. Được làm từ cây dó và vỏ sò điệp, mặt giấy có ánh lấp lánh nhẹ dưới ánh sáng nhờ tính chất xà cừ của vỏ sò.

Tranh Đông Hồ có đặc trưng dễ nhận ra, là giấy dó nền tranh được quét điệp. Tờ giấy dó có khả năng thể hiện tuyệt vời chất liệu làm giấy truyền thống của người Việt Nam, nhất là để in tranh dân gian. Để làm đẹp hơn, người ta còn quét bột điệp lên trên giấy nhằm tạo ra vẻ óng ánh cho nền tranh. Giấy Dó quét điệp sẽ cứng cáp hơn, lại có được cái vẻ lóng lánh. Chỉ dòng tranh Đông Hồ mới có cách làm giấy dó quét điệp. Vì thế, trong nhiều năm, dòng tranh Đông Hồ vẫn được mang danh là “tranh điệp”. Để làm nên vẻ đẹp óng ánh của sắc điệp là cả một quy trình kỹ thuật độc đáo, tốn công sức vốn đã truyền lại từ nhiều thế kỷ.

 

 

Quy trình sản xuất bột điệp khá công phu. Người ta phải ra biển mới thu lượm được xác vỏ điệp chuyên để làm giấy, có tên khoa học là Mop disk Shell, là loại có ánh xà cừ, mỏng như tờ giấy, màu trắng. Loại điệp này sống ở vùng nước nông ven bờ biển.

 

Xác vỏ điệp chuyên để làm giấy, có tên là Mop disk shell là loại có ánh xà cừ, mỏng như tờ giấy, có màu trắng.

 

Trước đây, khi mang vỏ điệp về, người thợ rửa thật sạch, phơi khô, cho vào cối giã như giã gạo trong 2 tiếng mới thành bột điệp. Ngày nay, công đoạn giã cối này được thay bằng xay mô-tơ cũng cho ra thứ bột mịn màu trắng đục.

 

Vỏ điệp sau khi được mang về phải đươc nhặt hết các mảnh vỏ ốc lẫn vào, rửa thật sạch

 

Phơi khô vỏ điệp sau khi rửa

 

Sau đó, vỏ điệp được cho vào cối giã thành bột điệp trong thời gian khoảng 2 tiếng

 

Bột này đem hòa với nước rồi nắm lại như nắm xôi, đem phơi khô để dùng dần. Khi làm tranh dân gian, người ta đem bột đó khuấy với hồ làm từ bột nếp tạo ra một loại hồ nhuyễn, sền sệt. Có khi bột điệp trắng lại được pha trộn với các màu khác để tạo nền màu cam, vàng chanh…Kinh nghiệm cho thấy, quét điệp phải dùng chổi thông. Quét theo chiều dọc những tranh thể hiện mặt người, quét theo chiều ngang loại tranh thể hiện các con vật .Người ta quét điệp vài lần trên giấy. Lần quét cuối cùng để lấy “thớ”, tức tạo những đường vân đẹp như thớ gỗ mịn, nổi ganh. Việc quét điệp làm cho giấy dó cứng hơn, dễ “ăn” màu hơn.

 

Tiếp đến cho vào ngâm nước rồi quấy đều lên, phơi khô tiếp và cất giữ ở nơi khô ráo.

 

Sau khi phơi khô, bột điệp được sàng lọc để chọn phần mịn nhất.

 

Đến khi làm tranh, người thợ đem những nắm bột điệp hòa với hồ nếp tạo ra một loại hồ nhuyễn, sền sệt. Tỷ lệ hồ và điệp được bảo lưu trong gia đình. Đây cũng là một công thức được đúc kết từ bao đời.

 

Rồi dùng chổi thông gọi là "Thét" quét lên mặt giấy dó.

 

Tùy theo từng tranh mà người thợ quét điệp theo thớ ngang hoặc dọc.

 

Người ta còn quét thêm màu lên giấy điệp để có các màu nền theo yêu cầu của thợ làm tranh.

 

Chổi dùng để quét điêp gọi là thét. Chổi làm bằng lá thông khô, một đầu buộc túm lại, ở giữa được nẹp bằng hai thanh tre cho đầu kia thò ra. Thét dùng để quét điệp làm nền, phết màu khi in. Chổi có đủ các cỡ từ 5cm đến 25cm. Khi mua về người ta phải luộc thét bằng nước pha muối, rồi lấy dùi đục đập phần đầu cho mềm ra – nhưng cũng không quá lướt, sao cho khi quét nền còn để lại vết chổi trên điệp và những vẩy điệp lấp lánh làm nên nét đặc sắc của tranh Đông Hồ.

 

Bề mặt giấy điệp 

 

Công đoạn làm tranh tuần tự như sau: Quệt mực bằng chổi cho thấm vào bìa, rồi “đập mầu”, tức đập bản khắc vào bìa cho thấm vào nét khắc rồi in ra giấy dó như kiểu đóng dấu, gọi là “in úp ván” (ngược với cách “in ngửa ván” của dòng tranh Kim Hoàng và Hàng Trống). Sau đó lật ngược ván khi giấy dó vẫn dính vào ván, lại tiếp tục dùng xơ mướp để xoa mặt lưng giấy cho no màu mới gỡ giấy ra. Mỗi màu trên tranh là một ván in. Thường thường, có khoảng 4 ván in màu và 1 ván in nét màu đen được in sau cùng. Trong các ván in màu, người làng tranh chọn màu “mạnh” in trước rồi mới đến màu khác. Thường thì in màu đỏ, rồi mới đến màu xanh, màu trắng. Ván in màu đỏ còn được khắc 2 chấm nổi để làm “cữ” cho các ván in sau.

 

Tranh trên nền giấy điệp tạo được hiệu ứng thị giác

 

Chính “giấy điệp” là yếu tố quan trọng làm nên thần thái của dòng tranh Đông Hồ, góp phần tạo ra “chất riêng”, làm nên “màu dân tộc”. 


Diệu Phi – VietKings (tổng hợp và biên tập)