[VIETKINGS-TOPPLUS đề cử] TOP 50 cây cầu nổi tiếng tại Việt Nam 2023 (P.20): Cầu Khánh Hội (Thành phố Hồ Chí Minh) – Cây cầu quay độc đáo gắn cùng lịch sử Sài Gòn

24-05-2023

(kyluc.vn-topplus.vn) – Cầu Khánh Hội bắc ngang qua dòng kênh Bến Nghé tại cửa ngõ sông Sài Gòn và cạnh bến Nhà Rồng. Đây là 1 trong 11 cây cầu trên đại lộ Đông Tây của Thành phố Hồ Chí Minh và là trục kết nối giữa quận 1 và quận 4, 7 với quận Nhà Bè.

 

 

Cầu Khánh Hội bắc qua kênh Bến Nghé, ngay cửa ngõ sông Sài Gòn và kế bên bến Nhà Rồng, là một trong 11 cầu trọng yếu trên đại lộ Đông Tây - tuyến đường đẹp và hiện đại nhất của thành phố hiện nay. Trong suốt lịch sử hơn 100 năm ra đời, cầu đã hai lần được phát bỏ để xây mới nhằm đảm nhiệm vai trò là trục kết nối chính, từ trung tâm quận 1 thẳng về quận 4, 7 và huyện Nhà Bè...

 

 

Cầu Khánh Hội đầu tiên được xây năm 1904, người Pháp gọi là Le pont tournant, nghĩa là cầu quay. Tên gọi này dựa theo thiết kế độc đáo - khi cầu có thể quay khúc giữa vào giờ nhất định trong ngày để mở đường cho tàu thuyền qua lại dễ dàng. Người Sài Gòn gọi bằng cái tên thân thuộc là "cầu quay Khánh Hội" hoặc "cầu Bắc Bình Vương". Theo kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái – Hội kiến trúc sư TP HCM - cầu quay Khánh Hội được thiết kế mở ra để giải tỏa áp lực giao thông thủy trên dòng Bến Nghé, vì đây là nơi tập trung đô hội thương thuyền từ khắp Nam kỳ lục tỉnh về buôn bán ở chợ Bến Thành và Chợ Lớn. Do có thể linh hoạt mở ra được, nên Khánh Hội có thiết kế thấp hơn hẳn so với các cầu còn lại trên dòng Bến Nghé như: Ông Lãnh, Chữ Y... 

 

Cầu có thể quay khúc giữa để mở đường cho tàu thuyền qua lại.

 

Cũng nhờ có cầu Quay, việc làm ăn buôn bán đi lại của người dân 2 bên bờ thuận lợi hơn. Tuy nhiên cũng chỉ được vài chục năm, năm 1949, cầu được xây dựng lại cố định. Trên cầu có thêm tuyến đường sắt đi vào thương cảng Sài Gòn. Hàng hóa về thành phố và ngược lại đi trên những toa tàu ngang qua cầu đã làm cho thị trường phong phú hơn và cuộc sống của những người lao động khá lên. 

 

 

Tuy nhiên, những vòng quay của cầu Khánh Hội chỉ kéo dài vài thập niên. Đến những năm 1940, cầu được cố định do được lắp đặt thêm tuyến đường sắt dẫn đến khu cảng. Sau năm 1954, cầu quay Khánh Hội bị phá bỏ và xây mới bêtông. Cũng xưa như chính vùng đất Khánh Hội, cầu quay và cầu bêtông sau đó là một phần thực thể gắn bó lâu đời với đời sống người dân Sài Gòn. Ca dao xưa từng lấy cầu quay Khánh Hội để làm hình tượng thề nguyền đôi lứa:

Chừng nào cầu quây nọ thôi quây

Thì qua với bậu mới dứt dây cương thường.

 

Năm 1949, cầu được xây dựng cố định có thêm đường sắt
 

Đến cuối thế kỷ 19, khi thương cảng Sài Gòn phát triển, khu Khánh Hội xuất hiện những xóm thợ của phu khuân vác bến cảng hay công nhân làm bên hãng tàu Ba Son. Các làng sau đó được nhập vào thành phố Sài Gòn, gộp chung thành Hộ 3. Cái tên Khánh Hội khi ấy được dùng chung cho cả vùng đất bao quanh cảng Sài Gòn, bây giờ là quận 4. Năm 1990, con đường Khánh Hội được mở ra sau khi giải tỏa những xóm nhà ổ chuột.

 

Cây cầu này tồn tại ở Sài Gòn cho đến những năm 2000. Ảnh: Cầu Khánh Hội năm 2005.

 

Đến năm 2006, để tiến hành xây dựng đường hầm sông Sài Gòn, cầu Khánh Hội lại một lần nữa tiếp tục bị phá dỡ để xây mới lên cao hơn. Cầu mới dài gần 167 m, rộng 22 m, 4 làn xe với dáng cong mềm mại và cách điệu, góp phần tạo nên điểm nhấn mỹ thuật khá đẹp mắt, bên cạnh Bến Nhà Rồng và cột cờ Thủ Ngữ - ngọn đèn giao thông điều tiết thuyền bè trên rạch Bến Nghé và sông Sài Gòn xưa.

 

 

 


Diệu Phi (tổng hợp và biên tập, ảnh Internet)